Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

9 thí sinh vi phạm quy chế thi trong 2 ngày thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Kinhtedothi - Trong buổi thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử đã có 1 thí sinh vi phạm quy chế thi, 547 thí sinh vắng mặt.
Chiều 3/6, thông tin từ Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh TP Hà Nội, hơn 85.000 thí sinh đã hoàn thành môn thi Ngoại ngữ và Lịch sử tuyển sinh vào lớp 10, diễn ra vào sáng 3/6.

Cụ thể, buổi thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử đã có 547 thí sinh vắng mặt. 1 thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật. Như vậy, cộng với ngày thi thứ nhất, trong hai ngày thi (2 và 3/6) đã có 9  thí sinh vi phạm quy chế thi. Các lỗi thí sinh mắc là mang và sử dụng điện thoại di động trong phòng thi, mang tài liệu vào phòng thi, trao đổi bài.
Trong buổi sáng 3/6, không có giám thị nào vắng thi và không có cán bộ vi phạm quy chế thi.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 trên địa bàn TP Hà Nội đã có 85.557 thí sinh đăng ký dự thi với 169 điểm thi.
2019 là năm đầu tiên TP Hà Nội áp dụng phương thức thi tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Theo đó, thí sinh phải làm đủ 4 bài thi gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử. Môn Ngữ văn và Toán thi theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút; môn Ngoại ngữ và Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian 60 phút.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ