Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

ABBANK đạt 1.702 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm

Kinhtedothi - Tính đến hết ngày 30/09, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) có Tổng tài sản đạt 131.915 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế đạt 1.702 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm 2022 của ABBANK tiếp tục ghi nhận tăng trưởng. Tổng tài sản đạt 131.915 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt 86.873 tỷ đồng, tăng 10,47% so với đầu năm, với 71% tập trung vào lĩnh vực bán lẻ có hệ số rủi ro thấp, theo đúng định hướng tín dụng của ABBANK cũng như định hướng của Chính phủ, trong đó, cho vay Khách hàng Cá nhân của ABBANK đạt 42.807 tỷ đồng, cho vay Khách hàng SMEs đạt 19.025 tỷ đồng bám sát kế hoạch năm 2022. Huy động vốn từ khách hàng đạt 84.943 tỷ đồng, tăng 7,18% so với đầu năm. Casa tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần cải thiện chi phí vốn cho Ngân hàng. Thu từ phí dịch vụ của ABBANK đạt 545 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2021.

Hệ số an toàn vốn (CAR) duy trì ở mức 11,8%, luôn ở trong nhóm các ngân hàng có mức an toàn vốn tốt và cao hơn so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Mức đệm vốn này cũng là nền tảng vững chắc để ABBANK bám sát mục tiêu tăng trưởng kinh doanh.

Trước tác động mạnh từ thị trường, một số chỉ tiêu kinh doanh của ABBANK đến cuối quý 3 chưa đạt như kỳ vọng, trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận đạt 1.702 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 55% kế hoạch năm 2022.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (*) của ABBANK tính đến ngày 30/9/2022 tiếp tục được kiểm soát tốt theo yêu cầu của NHNN, ở mức 1,68% (**). Kết quả này thể hiện sự tập trung, chú trọng của ABBANK đối với công tác quản trị tín dụng trong bối cảnh tình hình kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn sau ảnh hưởng của dịch bệnh và tác động trước những diễn biến phức tạp từ kinh tế thế giới.

Trong quý 3/2022 ABBANK đã thực hiện trích lập hơn 544 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể và trích lập hơn 86 tỷ đồng cho quỹ dự phòng chung. Với tình hình thanh khoản tốt, trong quý 3/2022 ABBANK cũng đã thực hiện mua lại 400 tỷ đồng nợ VAMC.

Song song với việc đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và bền vững, trong quý 2/2022, ABBANK đã đăng ký Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN, ban hành ngày 20/5/2022, quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối các khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng trong đại dịch. Đến hết tháng 9/2022, có gần 60 khoản vay được hỗ trợ tại ABBANK với doanh số cho vay được hỗ trợ là hơn 120 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Mạnh Quân -  Quyền Tổng Giám đốc ABBANK nhận định: “Quý 3/2022, hoạt động ngành Ngân hàng chịu áp lực, lãi biên (NIM) có xu hướng giảm do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng cũng như khả năng đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng vào cuối năm 2022. Để đạt được mục tiêu kinh doanh năm 2022, ABBANK xác định luôn sẵn sàng thích ứng và có những quyết sách linh hoạt với sự biến đổi của thị trường. Trong 3 tháng cuối năm, ABBANK sẽ đẩy mạnh phục vụ các nhu cầu phi tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng số nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và hướng tới mục tiêu tăng vị thế trong phân khúc bán lẻ.”

Bên cạnh đó, ngày 19/10/2022, NHNN đã ban hành văn bản 7343/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận cho ABBANK tăng vốn điều lệ thêm tối đa 990.947.080.000 đồng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ban hành văn bản, căn cứ trên đề xuất của ABBANK. Theo đó, việc tăng vốn của ABBANK sẽ được thực hiện theo 2 hình thức: (i) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2021 tối đa là 940.947.080.000 đồng; và (ii) phát hành cổ phiếu cho Cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động tối đa là 50.000.000.000 đồng.

Cùng với việc linh hoạt thích ứng với biến động của thị trường, vận hành kinh doanh hiệu quả và bền vững, ABBANK liên tục thực hiện tăng vốn trong những năm gần đây nhằm tăng cường tiềm lực tài chính, mở rộng kinh doanh, bổ sung ngân sách triển khai các Dự án nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động, đồng thời, đảm bảo yêu cầu của NHNN về chỉ tiêu an toàn vốn (CAR) và thực hiện tốt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

(*) Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN, ban hành ngày 30/7/2021, quy định về phân loại tài sản, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng;

(**) Tham khảo: nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng là 2,34%. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
ADB: Việt Nam cải cách toàn diện hiệu quả sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng

ADB: Việt Nam cải cách toàn diện hiệu quả sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng

09 Apr, 11:49 AM

Kinhtedothi - Sáng 9/4, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố ấn phẩm kinh tế thường niên: Báo cáo Triển vọng châu Á tháng 4/2025. Theo đó, ADB duy trì triển vọng tích cực cho Việt Nam trong năm nay và năm sau, nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Tỷ giá USD hôm nay 9/4: ngân hàng tăng vọt

Tỷ giá USD hôm nay 9/4: ngân hàng tăng vọt

09 Apr, 07:32 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 9/4, thị trường tự do đảo chiều đảo chiều tăng giá mua – bán đồng USD so với phiên trước. Các ngân hàng thương ngày hôm qua đã quay lại hoạt động sau nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, các đơn vị đã điều chỉnh tăng mạnh giá trao đổi USD lên trên 26.000 đồng/USD. Tỷ giá trung tâm đứng phiên ngày 8/4 giữ mức 24.898 đồng.

Đầu tư chứng khoán trước “tâm bão” thuế quan: Chờ đợi hay hành động?

Đầu tư chứng khoán trước “tâm bão” thuế quan: Chờ đợi hay hành động?

08 Apr, 08:49 AM

Kinhtedothi- Căng thẳng thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc dữ dội. Việt Nam với độ mở kinh tế lớn, không nằm ngoài tâm bão. Phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử của VN-Index diễn ra chỉ sau một thông báo từ chính quyền Tổng thống Mỹ về việc áp thuế ở mức cao đột ngột- một cú sốc được giới chuyên gia gọi là “Thiên Nga đen” của năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ