Ai Cập: Khủng hoảng chính trị chưa có hồi kết
KTĐT - Mặc dù, các cuộc biểu tình kéo dài tại Ai Cập đã đạt được mục đích khi Tổng thống Mubarak quyết định từ chức hôm 11/2 nhưng các nhà quan sát cho rằng phải rất lâu nữa, sự ổn định mới trở lại với đất nước kim tự tháp.
Ai Cập vẫn đang đứng trước một tương lai đầy bất trắc và chưa có gì đảm bảo là các cuộc biểu tình sẽ không tái diễn. Các đảng phái đối lập đã thành lập cả một ủy ban để đoàn kết hành động nhằm đảm bảo các mục tiêu đấu tranh của họ được thực thi đầy đủ.
Ngày 14/2, bất chấp việc quân đội cam kết sẽ thực hiện đầy đủ lời hứa với nhân dân, hàng nghìn người đã biểu tình tại thủ đô
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài tại Ai Cập đã âm ỉ từ nhiều năm trước khi tham nhũng, tính kém hiệu quả của các cơ quan công quyền, nạn thất nghiệp liên tục "hành hạ" người dân nước này. Tỷ lệ người dân sống dưới mức 2 USD/ngày là hơn 40%, ngoài ra còn có 10% khác có nguy cơ rơi vào đói nghèo nếu bị cắt các khoản trợ cấp dưới thời Cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Hàng triệu dân nghèo Ai Cập hiện phải vất vả mưu sinh qua ngày, sống chủ yếu dựa vào những của bố thí. Ngoài ra, sự bùng nổ dân số đã khiến tốc độ phát triển kinh tế không tạo đủ công ăn việc làm cho giới trẻ, hiện gần 65% dân số Ai Cập chưa đến 30 tuổi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong số này chiếm tới 25%.
Vấn đề nghiêm trọng hơn là điều gì sẽ xảy ra nếu bất ổn chính trị lan rộng ra các quốc gia Arập khác, vốn chiếm một tỷ lệ lớn trong sản lượng dầu toàn cầu. Hệ quả tất yếu là trong phiên giao dịch ngày 14/2 tại Sàn giao dịch điện tử