Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

AI chẩn đoán kỳ vọng giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ

Kinhtedothi - Các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển nhiều dịch vụ y tế mới, giúp đỡ các nước như Thái Lan và Brazil giải quyết vấn đề thiếu bác sĩ.

Công ty Lpixel (Tokyo) đang hợp tác với Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản để đưa hệ thống chẩn đoán bệnh lao bằng AI vào Thái Lan. 

Sau khi thử nghiệm thành công tại Thái Lan, hệ thống chẩn đoán bằng AI này sẽ được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện. Lpixel đặt mục tiêu cung cấp hệ thống này cho 100 cơ sở y tế trong khu vực Đông Nam Á trong vòng 3 năm tới, trong đó Thái Lan là thị trường trọng tâm.

Nhờ vào thuật toán do chính công ty phát triển, mô hình AI này có khả năng thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường dựa trên ảnh chụp X-quang ngực. Công nghệ này đã được áp dụng tại Nhật Bản để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi, và đang được mở rộng để phát hiện bệnh lao.

Hệ thống chẩn đoán bằng AI của Lpixel có khả năng phát hiện các dấu hiệu bất thường dựa trên ảnh chụp X-quang ngực. Ảnh: Shoko Kugai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người mắc bệnh lao trên toàn cầu đang gia tăng đáng kể. Năm 2022, có đến 10,6 triệu người mắc bệnh này, tăng 300 nghìn người so với năm trước. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực có số ca mắc bệnh cao nhất, chiếm tới 46% tổng số ca bệnh trên toàn thế giới.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nhanh nên việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Thái Lan, việc số lượng bác sĩ điều trị bênh này hạn chế đã ảnh hưởng đến thời gian phát hiện bệnh.

Ban đầu, hệ thống AI của Lpixel được phát triển dựa trên lượng lớn dữ liệu hình ảnh X-quang của người Nhật Bản. Để đảm bảo độ chính xác khi áp dụng tại Thái Lan, công ty này đã điều chỉnh bằng cách kết hợp thêm 5% dữ liệu của bệnh nhân lao tại đây và xem xét sự khác biệt về trang thiết bị và kỹ năng chụp ảnh của nhân viên y tế giữa hai nước. Lpixel đã chính thức gửi đơn xin cấp phép cho hệ thống đến cơ quan y tế Thái Lan vào tháng 8.

Các hãng sản xuất máy X-quang lớn trên thị trường thường chỉ phát triển phần mềm tương thích với chính sản phẩm của họ. Tuy nhiên, hệ thống của Lpixel có thể linh hoạt hơn, phù hợp với nhiều loại máy X-quang khác nhau, giúp các bệnh viện tiết kiệm chi phí và thời gian.

Được thành lập vào năm 2014 dưới dạng một công ty khởi nghiệp từ Đại học Tokyo, các hệ thống AI của công ty này tập trung vào việc phân tích hình ảnh từ thiết bị nội soi để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Nhận thấy nhu cầu chẩn đoán bệnh bằng AI tại nhiều khu vực trên thế giới, Lpixel đang nỗ lực mở rộng thị trường quốc tế với mục tiêu đạt 50% doanh thu từ nước ngoài trong 10 năm tới.

Một công ty Nhật Bản khác là AI Medical Service đang thương mại hóa một công cụ AI thông minh, giúp bác sĩ chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác hơn. Công cụ này đang được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản và hiện đang được đưa vào sử dụng tại Brazil và các nước Đông Nam Á.

Tháng Tư vừa qua, Bộ Y tế Brazil đã công nhận và cho phép hệ thống này được sử dụng trong công tác chẩn đoán ung thư dạ dày. Tại khu vực ASEAN, AI Medical Service đã được phê duyệt tại Singapore vào tháng 2, và đặt mục tiêu bán hệ thống của mình tại Thái Lan và Việt Nam trong tương lai gần.

Ông Kenji Yoshida, người đứng đầu công ty, cho biết: “Tại những quốc gia đang phát triển và có số lượng bác sĩ hạn chế, các thiết bị y tế sử dụng AI sẽ là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe”. 

Từng có tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày cao, Nhật Bản thu thập được một lượng dữ liệu lớn về căn bệnh này để đào tạo các hệ thống AI hiệu quả hơn trong việc chẩn đoán và điều trị. Các quốc gia đang phát triển cũng có tỷ lệ ung thư dạ dày cao, với hơn 20.000 người mắc bệnh hàng năm tại Brazil.

Hiện nay, Nhật Bản có lượng bác sĩ đông đảo, lên đến 35.000 thành viên trong Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa. Con số này cao gần gấp 3 lần so với số thành viên trong tổ chức tương tự tại Mỹ. Do đó, Nhật Bản có khả năng thực hiện nhiều ca nội soi hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan.

Thị trường thiết bị y tế dùng để chụp hình (như X-quang, MRI) trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng rất nhanh trong những năm tới. Dự kiến sẽ đạt 70,2 tỷ USD vào năm 2032, tăng 74% so với năm 2023. Sự phát triển này được cho là nhờ vào các thiết bị sử dụng AI mới và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng ở các nước đang phát triển.

Indonesia quyết tâm vươn lên dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo

Indonesia quyết tâm vươn lên dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

02 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi - Sau gần hai năm gián đoạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ nối lại liên lạc qua cuộc điện đàm kéo dài hai giờ, hé lộ những tính toán ngoại giao mới liên quan đến Ukraine, Iran và an ninh châu Âu.

Ukraine có cuộc tấn công "sâu nhất" vào Nga

Ukraine có cuộc tấn công "sâu nhất" vào Nga

02 Jul, 07:18 AM

Kinhtedothi - Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy công nghiệp ở miền trung nước Nga đã khiến 3 người thiệt mạng và 35 người khác bị thương, quan chức khu vực của Nga cho biết.

"Siêu dự luật" mang dấu ấn Trump 2.0 đạt dấu mốc mới

"Siêu dự luật" mang dấu ấn Trump 2.0 đạt dấu mốc mới

02 Jul, 07:12 AM

Kinhtedothi - Bộ luật gia hạn các khoản thuế cắt giảm lên tới hàng nghìn tỷ USD từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thực hiện những cam kết mới trong chiến dịch tranh cử, bao gồm các chính sách về hạn chế nhập cư.

Ông Trump bất ngờ dọa trục xuất tỷ phú Elon Musk 

Ông Trump bất ngờ dọa trục xuất tỷ phú Elon Musk 

01 Jul, 11:26 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk bùng nổ trở lại, khi ông Trump bất ngờ đề cập đến khả năng trục xuất ông Musk, người từng là đồng minh thân cận và nhà tài trợ lớn cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2024.

Châu Á bị rút vốn ồ ạt trong tháng 6

Châu Á bị rút vốn ồ ạt trong tháng 6

01 Jul, 04:37 PM

Kinhtedothi - Nhiều dòng vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi các thị trường châu Á trong tháng 6, tạo áp lực kép lên tỷ giá và thị trường tài chính khu vực. Nguyên nhân chính đến từ việc đồng USD tăng giá và lãi suất thực tế tại Mỹ vẫn duy trì ở mức cao, khiến các nhà đầu tư ưu tiên tài sản đảm bảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ