Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Ai đảm bảo sai phạm trong thi cử không xảy ra nữa”

Nguyên Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là câu hỏi được đại biểu Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) đặt ra trong phát biểu của mình. "Từ đầu nhiệm kỳ đến nay Bộ Giáo dục và đào tạo cứ loay hoay với những vấn đề mà ít đem lại hiệu quả. Cải tiến nối tiếp cải tiến nhưng tiêu cực lại nảy sinh" – ông nói.

Người dân không những không yên tâm mà còn mất niềm tin vào giáo dục nước nhà, thử hỏi một nền giáo dục của chúng ta đi về đâu khi tiêu cực trong giáo dục còn khá nặng nề cộng với một thị trường văn bằng, chứng chỉ giả rất sôi động. Công an Hà Nội vừa rồi mới bắt 1 vụ mà thu được cả tấn phôi bằng, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương bày tỏ lo ngại.
Ông cho rằng, về sai phạm trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2018, giám chắc bộ GD& ĐT chưa thấy hết hệ quả tệ hại mà sai phạm đó gây ra. Là người tổ chức kỳ thi nhưng bộ không kiểm soát được tình hình, ngay cả sai phạm khi xảy ra không phải do bộ phát hiện mà do một nhóm thầy giáo của Hà Nội phát hiện tố giác rồi bộ mới vào cuộc. Nhưng điều đáng nói hơn là khi làm rõ được sai phạm việc công khai danh tính của phụ huynh và học sinh liên quan đến sai phạm, bộ không có chính kiến rõ ràng vì cho rằng nhạy cảm, nhân văn. Nhưng xin thưa tất cả những mất mát lớn nhất của vụ việc này chính là mất đạo đức.
Chỉ khi xử lý được những vụ việc trên mới lấy lại niềm tin của người dân.
“Sau sai phạm 2018, Bộ GD&ĐT đang nỗ lực cải tiến một kỳ thi 2019 nghiêm tục và minh bạch nhưng ai dám đảm bảo rằng sai phạm sẽ không xảy ra”- đại biểu Cương bình luận.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) thẳng thắn nhận định, vụ gian lận thi cử, Bộ GD&ĐT đang giải quyết rất mờ nhạt, mỗi năm đều cải cách thi cử nhưng càng cải tiến thì càng kém đi,.
Theo ông Hiếu, người có trách nhiệm cụ thể trong vụ gian lận này không thể nói là chỉ ở địa phương. Nghịch lý là mỗi năm Bộ GD-ĐT đều tổ chức cải cách việc thi cử một lần nhưng càng cải tiến thì càng kém đi.
"Nếu phúc tra cả nước, cử tri cho rằng sẽ còn nhiều sai phạm hơn nữa được phát hiện", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhận định và cho rằng cần đưa ra nguyên tắc một nền giáo dục không nói dói ngay từ những năm đầu tiên các con cắp sách đến trường.