AmCham Việt Nam hỗ trợ thúc đẩy vì một Việt Nam bền vững

Hương Hoa
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - AmCham Việt Nam mong muốn được hợp tác với Chính phủ Việt Nam để giải quyết các thách thức và xây dựng một môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp xanh.

Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Việt Nam và AmCham Hà Nội John Rockhold đã chia sẻ với Báo Kinh tế & Đô thị về những thành tựu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt được trong năm 2022 và kỳ vọng về hợp tác thương mại và đầu tư song phương giữa hai nước năm tới.

Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Việt Nam và AmCham Hà Nội John Rockhold. Ảnh: AmCham 
Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Việt Nam và AmCham Hà Nội John Rockhold. Ảnh: AmCham 

Sau một năm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch AmCham Việt Nam và AmCham Hà Nội, ông có hài lòng với những kết quả đạt được trong năm 2022? Những điểm nổi bật đó là gì, thưa ông?

Năm nay đánh dấu lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tham dự một sự kiện do AmCham tổ chức, đó là Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 5 (Vietnam Business Forum – VBF)  diễn ra chỉ cách đây vài ngày (tháng 12 năm 2022).

Bên cạnh đó, chúng tôi đã ký kết một số Biên bản ghi nhớ (MOU) với nhiều bộ, tham gia nhiều cuộc họp và sự kiện mang tầm quốc tế, quốc gia, khu vực và cấp tỉnh, đồng thời gửi nhiều thư và tài liệu quan trọng cho các bên liên quan nhằm thúc đẩy các chính sách cải thiện phù hợp, tạo môi trường minh bạch. 

Đại diện của AmCham và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Biên bản ghi nhớ về chia sẻ tầm nhìn chung trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bao gồm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế sáng tạo, du lịch và thể thao.

AmCham và Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) cũng đã ký Biên bản ghi nhớ quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các địa phương hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư cùng có lợi.

Đại diện AmCham và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác năm 2022. Ảnh: TITC
Đại diện AmCham và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác năm 2022. Ảnh: TITC

Là đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về hoạt động đầu tư, kinh doanh của các thành viên trong thời gian qua?

Việt Nam là nhà nhập khẩu lớn thứ 6 của Hoa Kỳ vào năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 101,9 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2020 và gấp khoảng 5 lần so với năm 2011. Kim ngạch thương mại song phương ước tính đạt 121 tỷ USD vào năm 2022.

Điều này làm tăng tính độc lập về kinh tế và sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến cho các khoản đầu tư của Hoa Kỳ khi nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung toàn cầu của họ và hội nhập một cách suôn sẻ.

Các công ty và nhà đầu tư Hoa Kỳ kỳ vọng điều gì vào thị trường Việt Nam trong năm tới, đặc biệt về cải cách chính sách và cơ hội thị trường?

Chúng tôi lạc quan về triển vọng tiếp tục tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Việt Nam không chỉ là điểm đến hàng đầu của các tập đoàn và công ty đa quốc gia đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, mà nền kinh tế trong nước cũng đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Sự trở lại của khách du lịch nước ngoài trong năm nay đã góp phần quan trọng vào sự phục hồi của ngành du lịch và khách sạn.

Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất xuất khẩu hiện có nhu cầu giảm do suy thoái kinh tế ở các đối tác thương mại chính, đặc biệt là Hoa Kỳ và Châu Âu. Ngoài ra, các chính sách đầu tư của Việt Nam hiện nay chưa đủ cạnh tranh, cũng như chưa đủ chất lượng để thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghệ cao khi so sánh với Đạo luật Khoa học và CHIPS của Hoa Kỳ, Đạo luật Chip Châu Âu hay các ưu đãi thu hút đầu tư của các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia.

Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu để hỗ trợ tăng trưởng bền vững, cũng như cần ban hành chính sách thu hút sản xuất giá trị cao, đa dạng hóa nền kinh tế để nâng cao vai trò của dịch vụ và kinh tế số, tạo cơ hội tiếp cận năng lượng tái tạo, năng lượng xanh cho nông nghiệp phân bón xanh và đảm bảo rằng chính sách thuế và lực lượng lao động vẫn có tính cạnh tranh toàn cầu.

AmCham mong muốn được hợp tác với Chính phủ để vượt qua những thách thức này và phát triển một môi trường thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững tại đây, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp xanh.

Đặc biệt, năm 2023, AmCham cũng sẽ triển khai Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam (Phiên bản 3.0) - đây là dự án năm thứ ba nhằm hỗ trợ hoạt động vận động chính sách của ngành điện và năng lượng, và một chương trình nhằm nâng cao năng lực - dự kiến sẽ cung cấp kiến thức chuyên sâu về những điều kiện, rào cản và thông lệ tốt nhất về quy định và tiêu chuẩn, và khả năng vay vốn. 

Thông qua đó, những dự án được kỳ vọng góp phần thực thi chính sách, hợp lý hóa thông lệ kinh doanh và tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp đang phát triển nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

AmCham Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ những hạn chế gì? 

Các đại biểu tham dự Diễn đàn VBF 2022 vào tháng 2 2022. Ảnh: VBF
Các đại biểu tham dự Diễn đàn VBF 2022 vào tháng 2 2022. Ảnh: VBF

Để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia đó cần tạo ra một môi trường pháp lý công bằng, minh bạch, có khả năng dự đoán. Điều này không chỉ thu hút đầu tư mới mà còn duy trì và tăng trưởng đầu tư hiện .

Quốc gia này cũng cần tạo điều kiện phê duyệt nhanh chóng các quy hoạch tổng thểcác giấy phép liên quan, giấy phép kinh doanh và đầu tư thông qua việc áp dụng chính phủ điện tử để phê duyệt một cách đáng tin cậy và nhất quán, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc cho sự phát triển bất động sản. Đây cũng được coi là những yếu tố then chốt thu hút đầu tư.

Ngoài ra, tính ổn định và nhất quán của các quy hoạch và những hướng dẫn tổng thể là rất quan trọng để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển đầu tư. Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên trách sẽ giúp rút ngắn thủ tục phê duyệt nhanh chóng.

AmCham Việt Nam sẽ làm gì để tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước trong năm 2023?

Vai trò của AmCham chính  thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam để mang lại lợi ích của các thành viên, tăng cường quan hệ thương mại song phương và cung cấp thông tin và hoạt động kinh doanh chất lượng cao.

AmCham sẽ tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ đối tác thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, bao gồm việc thông qua Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) và lý tưởng nhất là thông qua việc Hoa Kỳ gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong năm 2023, AmCham sẽ tiếp tục tập trung các nỗ lực vận động chính sách bao gồm: phục hồi kinh tế, quản trị và minh bạch, cải cách hành chính và luật pháp, đối xử công bằng về thuế, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở hạ tầng vật chất như năng lượng và giao thông xanh và bền vững, các quy định thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng con người được cải thiện và một Việt Nam khỏe mạnh, sạch và xanh hơn.

Chúng tôi tin rằng những cải thiện trong các lĩnh vực này sẽ giúp đảm bảo duy trì sự ổn định kinh tế và chính trị vốn đã giúp quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Các nhà lãnh đạo AmCham đã thảo luận những vấn đề này tại nhiều cuộc họp, diễn đàn và các hoạt động khác trong thời gian qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn VBF diễn ra vào tháng 2 2022. Ảnh: VBF
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn VBF diễn ra vào tháng 2 2022. Ảnh: VBF

Việt Nam đã thực hiện hiệu quả công việc quản lý các thách thức toàn cầu như đại dịch, suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và lạm phát. Việc triển khai vắc-xin toàn diện, nhất quán và việc mở cửa trở lại một cách thực tế đã cho thấy Việt Nam phục hồi một cách kiên cường.

Ngoài ra, việc chính phủ điều chỉnh kịp thời giá xăng dầu và tạm dừng áp dụng các loại thuế, phí mới đã giúp giảm bớt lo ngại về lạm phát. Việt Nam xứng đáng nhận được nhiều tín nhiệm vì một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP cao và lạm phát thấp ở mức hợp lý, cũng như thận trọng tài khóa với một trong những tỷ lệ nợ của Chính phủ trên GDP thấp nhất trên thế giới.

Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam tiếp tục tập trung vào hội nhập kinh tế với tư cách thành viên của CPTPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và IPEFbên cạnh các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương khác. Điều này làm tăng tính độc lập về kinh tế và sức hấp dẫn của quốc gia này với tư cách là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Xin cảm ơn ông!