Sau gần 10 năm lượng mưa thấp dưới mức trung bình và hạn hán kéo dài trong nhiều năm, cá con sông, hồ, hồ chứa và các giếng trong khu vực đang khô cạn. Bạo lực hiện là một vấn đề phổ biến ở nhiều nơi khi Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu nước. Cảnh sát Ấn Độ cảnh báo, các cuộc tranh chấp đang có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn và bạo lực hơn vì nhiều người cố găng để bảo vệ lượng nước ít ỏi họ có được. Tháng trước, ở huyện Alirajpur, cô bé 13 tuổi Surmada và anh trai cô cùng chú đã dùng bơm tay của hàng xóm mà không xin phép, để có được nước cho gia đình, khiến xô xát nổ ra và vài người đã bị thương.
Trong khi đó, tại làng Kanker, một cuộc cãi vã đã xảy ra khi 2 xe máy va chạm, khiến một thùng chứa 15 lít nước bị đổ ra ngoài. 2 người này sau đó đã gọi gia đình và bạn bè đến để tham gia một vụ ẩu đả bằng giáo mác, rìu, gậy khiến 15 người bị thương, 5 người trong số đó là phụ nữ. Các nhà hoạt động cho biết, sự thất bại của chính phủ trong việc quản lý sử dụng nước là một trong những nguyên nhân gia tăng bạo lực. "Cuộc khủng hoảng hiện nay là hậu quả của việc sử dụng nước lãng phí và các hệ thống quản lý nước kém hiệu quả", Ajay Dubey, một nhà hoạt môi trường nói. Tại quận Madhya Pradesh, trong số 139 hồ chứa chính của nhà nước, 82 hồ chứa chỉ đạt công suất 10% trong khi 22 hồ chứa khác cạn kiệt. Chính quyền đang cố gắng duy trì lượng nước còn lại cho đến khi mùa mưa đến. Tuy nhiên, các biện pháp này hầu như cũng không có hiệu quả. Ở hầu khắp các khu vực, chính quyền đã cấm việc sử dụng nước rửa xe ô tô hoặc xe tải, cho gia súc hoặc tưới cây.