Ấn Độ thúc đẩy trang bị vũ khí hiện đại cho quân đội
Đây là bài phát biểu đầu tiên kể từ khi ông được bổ nhiệm chức vụ thống lĩnh gần 1,3 triệu quân của Ấn Độ.
Ông nhấn mạnh quân đội Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong bối cảnh bất ổn địa chính trị cũng như cuộc chạy đua phát triển vũ khí công nghệ cao.
“Trước những mối đe dọa đặc biệt, chúng tôi cần phải liên tục trang bị cho binh sĩ những vũ khí và công nghệ hiện đại, đồng thời tiếp tục phát triển các chiến lược chiến đấu” – Quan chức này cho biết.

Tổng tư lệnh khẳng định quân đội Ấn Độ hoàn toàn có đủ năng lực để đối mặt với mọi thách thức, chẳng hạn như: tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan, hay cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực Jammu, Kashmir và vùng Đông Bắc.
Vào tháng 10/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh kêu gọi các lực lượng vũ trang nước này cần chuẩn bị cho những cuộc đối đầu bất cân xứng với một số quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh mẽ hơn. Lời kêu gọi trên đến trong bối cảnh leo thang xung đột tại Ukraine và Trung Đông. Quan chức này cũng cho biết Ấn Độ đang tập trung mục tiêu phát triển quân đội theo hướng tự lực cánh sinh, khuyến khích việc sử dụng các trang thiết bị vũ khí do các công ty nội địa sản xuất.
New Delhi đang đẩy mạnh phát triển vũ khí nội địa nhằm ứng phó với căng thẳng dọc biên giới và trên biển. Chính phủ nước này đã thiết lập hai hành lang công nghiệp quốc phòng tại các bang Uttar Pradesh và Tamil Nadu, trong đó ưu tiên đầu tư vào các công ty sản xuất vũ khí tư nhân.
Vào tháng 2, Ấn Độ đã công bố khoản đầu tư 74,8 tỷ USD cho quốc phòng. Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt gói chi tiêu trị giá 5,4 tỷ USD để mua sắm và phát triển hệ thống vũ khí, bao gồm các tàu khảo sát cho hải quân, tên lửa không đối đất tầm ngắn Dhruvastra cho lực lượng không quân, xe bọc thép đa năng hạng nhẹ,...
Chính phủ Ấn Độ đã tăng mục tiêu hàng năm về sản xuất quốc phòng và hàng không vũ trụ lên 36 tỷ USD, đồng thời nâng mục tiêu xuất khẩu lên 6 tỷ USD từ mức khoảng 2 tỷ USD vào năm ngoái.
Các chuyên gia cho biết nước này cũng đang dành quan tâm cho việc phát triển thiết bị bảo hộ cá nhân, tàu tuần tra ngoài khơi, trực thăng hạng nhẹ và hệ thống giám sát ven biển. Ngoài ra, New Delhi cũng tăng cường xuất khẩu tên lửa siêu thanh BrahMos - loại vũ khí mà nước này hợp tác với Nga để phát triển - sang một số quốc gia khác. Đầu năm nay, Ấn Độ đã giao một lô vũ khí này cho Philippines.

Ấn Độ nhập khẩu kỷ lục dầu thô của Nga
Kinhtedothi - Với thị phần chiếm gần 41%, Nga củng cố vị thế là nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu cho Ấn Độ - quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới.

Ấn Độ làm gì để trở thành quốc gia phát triển?
Kinhtedothi - Theo giới phân tích, trong nhiệm kỳ thứ ba, chính phủ của Thủ tướng Narenda Modi sẽ phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong khi vẫn phải giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trước mắt như lạm phát, thất nghiệp, chênh lệch giàu nghèo.

Ấn Độ "chơi lớn" xây siêu cảng kết nối với EU, vùng Vịnh
Kinhtedothi - Quốc gia Nam Á đã quyết định chi hàng tỷ USD để xây dựng một trong những cảng nước sâu lớn nhất thế giới và châu Á, nhằm kết nối nước này với châu Âu và khu vực Trung Đông.