Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ăn uống thế nào để sống khỏe ngày Tết

Nên đa dạng hóa thực phẩm, kiểm soát đồ uống, tránh ăn quá nhiều, hạn chế dùng chung muỗng đũa…
Bữa ăn truyền thống với thịt, cá, bánh chưng, rượu... rất quan trọng với các gia đình Việt Nam dịp Tết nhưng rất dễ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cần đảm bảo lượng nước, protein, chất béo, vitamin, carbohydrate cho cơ thể vào ngày Tết, theo Sina.
 
Đa dạng hóa thực phẩm
Nên ăn nhiều salad tươi, trái cây và rau sống để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tối đa. Hạn chế ăn đồ chiên, nướng, tốt nhất là giữ nguyên độ tươi của thức ăn.
Cân bằng các món trên bàn tiệc
Không nên chú trọng quá nhiều vào các món thịt, chả, lạp xưởng mà bỏ qua cơm, bánh mì hay ngũ cốc. Lượng calo và cholesterol tăng cao đột biến khi ăn quá nhiều thịt, dễ gây ra các biến chứng cho tim và mạch máu.
Kiểm soát đồ uống
Vào ngày Tết, nhiều gia đình thường dự trữ các loại đồ uống, đặc biệt là nước ngọt có ga. Trên thực tế, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga sẽ hấp thụ các polysacarit, sinh ra nhiều nhiệt, tích lũy lâu dài gây béo phì. Nghiêm trọng hơn, đồ uống có ga nhiều axit photphoric làm tăng gánh nặng cho thận, gây mất cân bằng chuyển hóa canxi và phốt pho, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.
Tránh ăn quá nhiều
Ăn nhiều gây áp lực lên dạ dày. Niêm mạc dạ dày không thể tiết dịch vị sẽ phá hủy các hàng rào niêm mạc dẫn đến viêm loét dạ dày, xuất hiện triệu chứng khó tiêu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây lở loét và các bệnh dạ dày khác.
Để đũa và thìa riêng cho từng loại món ăn
Các bệnh truyền nhiễm lây lan qua thực phẩm hay đồ uống, đặc biệt là viêm gan siêu vi A. Bạn nên hạn chế uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh. Nên đặt tại bàn thìa hoặc đũa dùng chung, tránh chạm đũa cá nhân vào thức ăn của mọi người.
Hạn chế rượu bia
Uống nhiều rượu, bia ngày Tết làm tổn hại sức khỏe tim mạch, gan, thận. Say rượu dễ gây tai nạn giao thông hay cơ thể mất kiểm soát ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, bạn bè.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ