Anh chàng người H’mông mang đặc sản phở tráng xuống Thủ đô

Duy Khánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Yếu tố đặc biệt khiến quán của anh Trà (người H’Mông) trở nên nổi tiếng và đắt khách là do bánh phở được làm 100% gạo nguyên chất mang từ vùng cao Hà Giang chuyển xuống. Thực khách tấp nập tới quán thưởng thức phở đặc biệt ngày cũng vì ngon và cũng là sự tò mò.

Nằm ở một góc nhỏ của phố Kim Mã (quận Ba Đình, TP Hà Nội) quán phở tự tráng của anh Ly Chẩn Trà người H’mông (Quản Bạ, Hà Giang) luôn tấp nập các thực khách ra vào thưởng thức món phở độc đáo này.
Nằm ở một góc nhỏ của phố Kim Mã (quận Ba Đình, TP Hà Nội) quán phở tự tráng của anh Ly Chẩn Trà người H’mông (Quản Bạ, Hà Giang) luôn tấp nập các thực khách ra vào thưởng thức món phở độc đáo này.
Phở tự tráng vốn là một đặc trưng văn hóa ẩm thực của người H’mông. Trước kia, tại các phiên chợ vùng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc, phở tự tráng truyền thống bao gồm 3 loại chính là: Phở chua, phở trộn và phở chan.
Phở tự tráng vốn là một đặc trưng văn hóa ẩm thực của người H’mông. Trước kia, tại các phiên chợ vùng cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc, phở tự tráng truyền thống bao gồm 3 loại chính là: Phở chua, phở trộn và phở chan.
Yếu tố quyết định vị ngon và sự nổi tiếng của một bát phở H’mông là bánh phở. Bánh phở được làm tại chỗ, gần giống như cách làm bánh cuốn Hà Nội, sau đó thái lát thành sợ nhỏ. Tùy từng khẩu vị của khách, người bán hàng có thể chế biến những món phở kết hợp.
Yếu tố quyết định vị ngon và sự nổi tiếng của một bát phở H’mông là bánh phở. Bánh phở được làm tại chỗ, gần giống như cách làm bánh cuốn Hà Nội, sau đó thái lát thành sợ nhỏ. Tùy từng khẩu vị của khách, người bán hàng có thể chế biến những món phở kết hợp.
Theo chia sẻ của anh Ly Chẩn Trà: "Để làm được bánh phở tự tráng, phải trải qua nhiều công đoạn. Cách tráng bánh giống y như cách tráng bánh cuốn nhưng công thức pha bột lại khác nhau. Gạo được ngâm khoảng 8 tiếng, sau đó xay thành bột nước và đem đi tráng".
Theo chia sẻ của anh Ly Chẩn Trà: "Để làm được bánh phở tự tráng, phải trải qua nhiều công đoạn. Cách tráng bánh giống y như cách tráng bánh cuốn nhưng công thức pha bột lại khác nhau. Gạo được ngâm khoảng 8 tiếng, sau đó xay thành bột nước và đem đi tráng".
“Tuy nhiên, công đoạn tráng còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, độ ẩm và phải điều chỉnh theo ngày. Trời nóng thì phải cho thêm nước còn trời lạnh thì bớt nước đi” - anh Trà chia sẻ thêm.
“Tuy nhiên, công đoạn tráng còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, độ ẩm và phải điều chỉnh theo ngày. Trời nóng thì phải cho thêm nước còn trời lạnh thì bớt nước đi” - anh Trà chia sẻ thêm.
Nhiên liệu để làm ra bánh phở là từ gạo của người dân vùng cao Hà Giang chuyến xuống.
Nhiên liệu để làm ra bánh phở là từ gạo của người dân vùng cao Hà Giang chuyến xuống.
Ngoài bánh phở được tráng, gà cũng được anh Trà lựa chọn kỹ để cho ra bát phở gà ngon. Gà ngon phải là gà mái đã đẻ được 2 - 3 lứa, vì gà này ăn mềm, ngọt mà không bị quá mỡ.
Ngoài bánh phở được tráng, gà cũng được anh Trà lựa chọn kỹ để cho ra bát phở gà ngon. Gà ngon phải là gà mái đã đẻ được 2 - 3 lứa, vì gà này ăn mềm, ngọt mà không bị quá mỡ.
Một bát phở thường có bánh phở mới tráng còn nóng hổi; thịt xá xíu hoặc thịt gà, có điều kiện hơn thì thịt bò, rau sống trộn thái nhỏ, lạc và nước chua.
Một bát phở thường có bánh phở mới tráng còn nóng hổi; thịt xá xíu hoặc thịt gà, có điều kiện hơn thì thịt bò, rau sống trộn thái nhỏ, lạc và nước chua.
Mức giá trung bình của từng bát phở có giá từ 40.000 - 55.000 đồng/bát.
Mức giá trung bình của từng bát phở có giá từ 40.000 - 55.000 đồng/bát.
Trước bị ảnh hưởng của dịch, số lượng bán và “ship” nên số lượng khách giảm. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi được bán hàng trở lại thì lượng khách đã bắt đầu đông hơn. Hiện tại trung bình mỗi ngày quán tiêu thụ khoảng 500 bát phở và hơn 30 con gà.
Trước bị ảnh hưởng của dịch, số lượng bán và “ship” nên số lượng khách giảm. Tuy nhiên thời gian gần đây, khi được bán hàng trở lại thì lượng khách đã bắt đầu đông hơn. Hiện tại trung bình mỗi ngày quán tiêu thụ khoảng 500 bát phở và hơn 30 con gà.