Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ảnh hưởng khi gia đình có người nghiện rượu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nghiện rượu là có thể được coi là một căn bệnh mà ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến người nghiện rượu mà còn ảnh hưởng cả đến những người xung quanh.

KTĐT - Nghiện rượu là có thể được coi là một căn bệnh mà ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến người nghiện rượu mà còn ảnh hưởng cả đến những người xung quanh. Người nghiện rượu có thể bị mắc những bệnh như ung thư gan.

Các thành viên trong một gia đình có người nghiện rượu luôn phải sống trong sự chịu đựng, nín nhịn. Một gia đình dù chỉ có một người nghiện rượu cũng có thể gây ra không biết bao nhiêu ảnh hưởng xấu.

Nghiện rượu có thể gây ra những vấn đề liên quan đến sức khoẻ chẳng hạn như biến chứng ở các bà mẹ đang mang thai. Gia đình có người nghiện rượu còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Trong thực tế, trẻ em trong gia đình có người nghiện rượu cũng sẽ bắt chước theo người nghiện rượu đó và cũng có những hành vi của kẻ say xỉn.

Ngoài ra, một gia đình có người nghiện rượu còn phải chịu những ảnh hưởng:

1. Ít được coi trọng

Nghiện rượu là có thể được coi là một căn bệnh mà ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến người nghiện rượu mà còn ảnh hưởng cả đến những người xung quanh. Người nghiện rượu có thể bị mắc những bệnh như ung thư gan.

Còn người phải “chịu trận” cùng lại luôn có cảm giác bị coi thường, ít được tôn trọng. Ít được tôn trọng trước tiên từ chính người uống rượu. Khi say rượu, người ta khó kiểm soát được bản thân và có thể gây ra những hành vi, lời nói đôi khi xúc phạm đến những người xung quanh.

Ngoài ra, đối với những người xung quanh khi thấy người nghiện rượu thì cũng ít tôn trọng hơn và có thể còn có sự khinh thường, đặc biệt là trẻ em. Những đứa trẻ bắt đầu là sợ người nghiện rượu, sau đó dần dần chúng cảm thấy ghét, xa lánh và khinh thường, cho dù người đó là những người  máu mủ ruột già của chúng.

2. Nhiều lời trách móc, oán giận

Những thành viên không nghiện rượu thường cảm thấy phẫn nộ với người nghiện rượu. Lúc đầu, họ có thể cố gắng mềm mỏng để hy vọng người đó có thể bỏ thói xấu uống rượu, nhưng dần dần mọi người cảm thấn oán giận và không còn tha thiết gì việc khuyên nhủ người nghiện rượu.

Ví dụ, nếu lần đầu tiên bạn say rượu, người thân sẽ hỗ trợ bạn, ví dụ như pha nước giải rượu, lấy khăn lau mặt hoặc chuẩn bị sẵn đồ cho bạn để ngày mai đi làm. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục lặp lại hành động say xỉn thì dĩ nhiên chẳng ai chịu nổi và những người thân bắt đầu buông ra những lời trách móc.

Họ bắt đầu thay đổi cách đối xử với bạn. Cáu giận, khinh thường hoặc bỏ mặc kệ bạn với cơn say xỉn là những điều có thể sẽ xảy ra nếu bạn là một con sâu rượu thực sự trong gia đình và không biết kiềm chế bản thân khi say xỉn.

3. Luôn ngờ vực

Thành viên gia đình sống với một người nghiện rượu thường sử dụng sự ngờ vực như một vũ khí tự bảo vệ mình. Họ không biết làm thế nào để chia sẻ vấn đề của mình với những người khác vì chính người khác cũng mất lòng tin nếu gia đình họ có người nghiện rượu.

Các thành viên gia đình cũng có thể cảm thấy bị phản bội bởi những người nghiện. Đặc biệt, trẻ nhỏ và thiếu niên dễ bị người ngoài hoài nghi vì sinh trưởng trong gia đình có người nghiện. Những người xung quanh cho rằng “con nhà tông chẳng giống lông thì cũng giống cánh” hay “giỏ nhà ai, quai nhà nấy”, thế nào con cái cũng bị ảnh hưởng của cha mẹ nghiện ngập.

4. Người nghiện rượu có tính bốc đồng

Người nghiện rượu thường có những hành vi, cử chỉ, lời nói mang tính bốc đồng vì trong lúc mơ màng vì hơi men, người ta sẽ không đủ tính táo để quyết định một điều gì đúng đắn. Khi say xỉn, người ta cũng dễ có những hành động bồng bột, tự phát, không làm chủ được bản thân.

Ví dụ, một người lớn uống rượu, trẻ con đòi uống, lúc này họ sẵn sàng khuyến khích con mình uống và đắc thắng vì có đứa con giống mình, có “bạn hiền” để nâng ly. Hoặc một người nghiện rượu có thể đánh đập, mắng chửi người khác một cách thái quá mà không hề biết mình đang làm gì.

5. Những mảnh gương xấu 

Những thành viên không nghiện rượu, đặc biệt là trẻ con, thường có tính tò mò, thích quan sát hành vi của người nghiện rượu, sau đó bắt chước lại những hành vi này. Và nghiễm nhiên, người nghiện rượu trở thành tấm "gương mờ" đối với những người khác.

Ngoài ra, một người nghiện rượu có thể mắc nhiều bệnh tật như bệnh gan, các dấu hiệu rối loạn ăn uống… Và người này cũng trở thành tấm gương, ví dụ để mọi người đề cập đến khi muốn cảnh báo con trẻ hoặc cảnh báo những người uống rượu.