[Ảnh] Khám phá bí ẩn hầm chỉ huy tác chiến T1 trong 12 ngày đêm

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Suốt 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, tại hầm chỉ huy tác chiến T1, nhiều thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu đã chỉ huy quân dân miền Bắc tiến hành trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội giành thắng lợi to lớn.

T1 là căn hầm đặc biệt nằm trong di tích Hoàng Thành Thăng Long được biết đến như một chứng nhân lịch sử, ghi dấu những thời khắc quyết liệt, khẩn trương, đầy cam go và tập trung cao độ của Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, nơi đưa ra các mệnh lệnh, chỉ huy quân dân Thủ đô và miền Bắc đánh thắng giặc Mỹ ngay trên bầu trời Hà Nội. Trong ảnh, lối vào hầm T1.
T1 là căn hầm đặc biệt nằm trong di tích Hoàng Thành Thăng Long được biết đến như một chứng nhân lịch sử, ghi dấu những thời khắc quyết liệt, khẩn trương, đầy cam go và tập trung cao độ của Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, nơi đưa ra các mệnh lệnh, chỉ huy quân dân Thủ đô và miền Bắc đánh thắng giặc Mỹ ngay trên bầu trời Hà Nội. Trong ảnh, lối vào hầm T1.
Hầm chỉ huy tác chiến T1 được xây dựng vào cuối năm 1964 đầu năm 1965, ngay từ những ngày đầu Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam (lần thứ nhất). Vị trí nằm ở phía Tây liền kề ngôi nhà Cục Tác chiến.
Hầm chỉ huy tác chiến T1 được xây dựng vào cuối năm 1964 đầu năm 1965, ngay từ những ngày đầu Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam (lần thứ nhất). Vị trí nằm ở phía Tây liền kề ngôi nhà Cục Tác chiến.
Hầm có kết cấu như một công sự nửa nổi nửa chìm, ¾ chìm dưới lòng đất, chỉ có nóc hầm nhô lên bên trên bằng bê tông nguyên khối với ba lớp: 2 lớp bê tông và một lớp đệm cát ở giữa. Trong ảnh là cửa tự động thoát hơi.
Hầm có kết cấu như một công sự nửa nổi nửa chìm, ¾ chìm dưới lòng đất, chỉ có nóc hầm nhô lên bên trên bằng bê tông nguyên khối với ba lớp: 2 lớp bê tông và một lớp đệm cát ở giữa. Trong ảnh là cửa tự động thoát hơi.
Qua lớp cửa nặng bên ngoài phòng chống sóng áp lực nguyên tử là lớp cửa nhẹ bên trong rất kín có thể chống tia phóng xạ, hơi độc. Hầm cũng có hệ thống thông hơi lọc độc và hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng quạt, thổi hơi nước lạnh từ bên ngoài vào. Trong ảnh là phòng thông hơi, lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên.
Qua lớp cửa nặng bên ngoài phòng chống sóng áp lực nguyên tử là lớp cửa nhẹ bên trong rất kín có thể chống tia phóng xạ, hơi độc. Hầm cũng có hệ thống thông hơi lọc độc và hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng quạt, thổi hơi nước lạnh từ bên ngoài vào. Trong ảnh là phòng thông hơi, lọc độc, lọc sạch, thông gió tự nhiên.
Với kết cấu vững chắc và trang thiết bị hiện đại lúc bấy giờ, hầm có thể chịu được bom tấn, tên lửa, phòng chống được bom nguyên tử, bom hóa học.
Với kết cấu vững chắc và trang thiết bị hiện đại lúc bấy giờ, hầm có thể chịu được bom tấn, tên lửa, phòng chống được bom nguyên tử, bom hóa học.
Tại hầm chỉ huy tác chiến T1, kíp trực ban tác chiến làm việc liên tục 24/24 giờ, có nhiệm vụ nắm chắc tình hình quân địch và cả lực lượng của ta, diễn biến chiến đấu để đề xuất cách giải quyết các tình huống lên cấp trên.
Tại hầm chỉ huy tác chiến T1, kíp trực ban tác chiến làm việc liên tục 24/24 giờ, có nhiệm vụ nắm chắc tình hình quân địch và cả lực lượng của ta, diễn biến chiến đấu để đề xuất cách giải quyết các tình huống lên cấp trên.
Đồng thời, kíp trực cũng truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đến các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn… đảm bảo hoàn thành cả ba nhiệm vụ: Đánh máy bay địch nhất là B52, công tác phòng không nhân dân, công tác giao thông vận tải chi viện chiến trường.
Đồng thời, kíp trực cũng truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên đến các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn… đảm bảo hoàn thành cả ba nhiệm vụ: Đánh máy bay địch nhất là B52, công tác phòng không nhân dân, công tác giao thông vận tải chi viện chiến trường.
Loa truyền thanh hữu tuyến đặt trong hầm chỉ huy, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân uỷ T.Ư, Bộ Quốc phòng đã sử dụng để nghe tin tức thời sự năm 1965 – 1973.
Loa truyền thanh hữu tuyến đặt trong hầm chỉ huy, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân uỷ T.Ư, Bộ Quốc phòng đã sử dụng để nghe tin tức thời sự năm 1965 – 1973.
Trong đêm 18/12/1972, tại hầm chỉ huy T1 đã diễn ra cuộc đấu trí quyết liệt giữa cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam với không lực Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng có mặt cùng các sĩ quan tham mưu tác chiến chỉ đạo các lực lượng phòng không mở màn trận quyết chiến chiến lược 12 ngày đêm để sau đó làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ trên không hào hùng, vang dội. Trong ảnh, các đại biểu tha quan tầm T1.
Trong đêm 18/12/1972, tại hầm chỉ huy T1 đã diễn ra cuộc đấu trí quyết liệt giữa cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam với không lực Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng có mặt cùng các sĩ quan tham mưu tác chiến chỉ đạo các lực lượng phòng không mở màn trận quyết chiến chiến lược 12 ngày đêm để sau đó làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ trên không hào hùng, vang dội. Trong ảnh, các đại biểu tha quan tầm T1.
Trong sự kiện chào mừng 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh “Hầm T1 trong đêm bảo lửa”.
Trong sự kiện chào mừng 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội lần đầu tiên ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện lại hoạt cảnh “Hầm T1 trong đêm bảo lửa”.
Hệ thống 3D mapping diễn gải câu chuyện và không khí làm việc dưới hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch, tạo ấn tượng và cảm xúc đặc biệt cho khách tham quan.
Hệ thống 3D mapping diễn gải câu chuyện và không khí làm việc dưới hầm T1 trong ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là thời khắc chiếc máy bay B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong đêm mở màn chiến dịch, tạo ấn tượng và cảm xúc đặc biệt cho khách tham quan.
Hình ảnh 3D mapping các tiêu đồ viên trong hầm chỉ huy tập trung nghe tín hiệu của Trung tâm ra-đa, vẽ đường bay của B52 lên bảng mica, thận trọng vẽ những nét chì xanh trên bản đồ. Các sĩ quan tham mưu chăm chú theo dõi những đường xanh ngoằn ngoèo là máy bay phản lực tiêm kích, những đường xanh thẳng tắp từ xa nhích dần vào Hà Nội là các tốp B52 Mỹ. Trên tiêu đồ khoảng cách mục tiêu B-52 càng xích gần về Hà Nội.
Hình ảnh 3D mapping các tiêu đồ viên trong hầm chỉ huy tập trung nghe tín hiệu của Trung tâm ra-đa, vẽ đường bay của B52 lên bảng mica, thận trọng vẽ những nét chì xanh trên bản đồ. Các sĩ quan tham mưu chăm chú theo dõi những đường xanh ngoằn ngoèo là máy bay phản lực tiêm kích, những đường xanh thẳng tắp từ xa nhích dần vào Hà Nội là các tốp B52 Mỹ. Trên tiêu đồ khoảng cách mục tiêu B-52 càng xích gần về Hà Nội.
Người xem thích thú với ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện hoạt cảnh Hầm T1 trong đêm bão lửa về ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Người xem thích thú với ứng dụng công nghệ 3D mapping tái hiện hoạt cảnh Hầm T1 trong đêm bão lửa về ngày đầu tiên Mỹ đưa B52 đánh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc.
Ký ức về đêm 18/12/1972, đêm mở màn chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã trở thành đêm chiến đấu kiên cường và ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân dân ta, cũng là đêm kinh hoàng đối với những tên giặc lái Mỹ được các nhân chứng lịch sử kể lại cho thế hệ trẻ.
Ký ức về đêm 18/12/1972, đêm mở màn chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã trở thành đêm chiến đấu kiên cường và ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân dân ta, cũng là đêm kinh hoàng đối với những tên giặc lái Mỹ được các nhân chứng lịch sử kể lại cho thế hệ trẻ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần