Kinhtedothi - Ngày 15/5, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ hợp tác với Đức để phát triển một loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa mới, có tầm bắn vượt 2.000km, nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của châu Âu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng bất ổn.
Dự án được khởi động trên cơ sở Hiệp định Trinity House – hiệp ước quốc phòng song phương giữa Anh và Đức được ký kết vào năm 2024. Thỏa thuận này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của châu Âu trong việc chủ động bảo vệ chính mình giữa bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine leo thang, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt sau khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử và kêu gọi châu Âu tự đảm nhận trách nhiệm an ninh khu vực.
Lễ ký kết Hiệp định Trinity House vào 23/10/2024. Ảnh: RUSI
Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey khẳng định: “Trong một thế giới ngày càng bất định, NATO và các đồng minh châu Âu sẽ tiếp tục cùng đồng hành”.
Trọng tâm của hiệp định là phát triển một hệ thống tấn công tầm xa thế hệ mới, với độ chính xác và tầm bắn vượt trội so với các loại vũ khí hiện tại như Storm Shadow - tên lửa hành trình tấn công chính xác do Anh và Pháp phát triển, đã được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu trong vùng do Nga kiểm soát. Hệ thống mới này được hi vọng sẽ nâng cao đáng kể khả năng phản ứng của NATO trước các mối đe dọa từ Nga tại Đông Âu.
“Sự hợp tác này đang giúp chúng ta biến quốc phòng thành động lực tăng trưởng - tạo việc làm, nâng cao kỹ năng và thúc đẩy đầu tư tại Anh và Đức”, ông Healey nhận định.
Ngoài ra, hai Bộ trưởng Quốc phòng dự kiến sẽ thảo luận về kế hoạch mua sắm ngư lôi cho máy bay tuần tra, trinh sát hàng hải, đồng thời công bố thỏa thuận về việc Đức mua cầu quân sự do Anh chế tạo.
Thông tin chi tiết về thời gian triển khai và ngân sách của dự án hiện chưa được công bố.
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Ukraine chấp nhận đề xuất đàm phán của Tổng thống Putin “‘ngay lập tức”, trong khi châu Âu đồng loạt bác đề xuất đàm phán của Nga nếu không có lệnh ngừng bắn trước.
Kinhtedothi - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng giới lãnh đạo Ukraine hiện đã nhận thức rõ những giới hạn trong khả năng giành lại toàn bộ các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh đề xuất đàm phán trực tiếp tại Istanbul từ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được phản ứng tích cực từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thế giới đang hướng ánh mắt về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có thể chứng kiến bước ngoặt lịch sử trong nỗ lực chấm dứt một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất châu Âu kể từ Thế chiến II.
Kinhtedothi - Chính phủ Qatar đã đồng ý mua tới 210 chiếc máy bay từ Boeing vào ngày 14/5, đây là đơn hàng được cho là lớn nhất trong lịch sử hãng hàng không Mỹ.
Kinhtedothi - Việc Mỹ không ủng hộ mời Tổng thống Zelensky dự hội nghị NATO phản ánh lập trường thận trọng của Washington, trong bối cảnh vẫn còn những tranh cãi xoay quanh vấn đề kết nạp Ukraine.
Kinhtedothi - Nghiện thiết bị điện tử đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng tại châu Âu, buộc các chính phủ, nhà trường và gia đình phải hành động để bảo vệ sức khỏe tâm thần thế hệ trẻ.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh đề xuất đàm phán trực tiếp tại Istanbul từ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được phản ứng tích cực từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thế giới đang hướng ánh mắt về Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có thể chứng kiến bước ngoặt lịch sử trong nỗ lực chấm dứt một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất châu Âu kể từ Thế chiến II.
Kinhtedothi - Ả Rập Saudi đang phát đi tín hiệu muốn củng cố quan hệ toàn diện với Mỹ, khẳng định vai trò đối tác ưu tiên trong chiến lược khu vực và thu hút đầu tư quốc tế.