Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ, châu Âu lên tiếng khi Tổng thống Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine

Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Ukraine chấp nhận đề xuất đàm phán của Tổng thống Putin “‘ngay lập tức”, trong khi châu Âu đồng loạt bác đề xuất đàm phán của Nga nếu không có lệnh ngừng bắn trước.

Đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Moscow và Kiev nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán vô điều kiện với Ukraine ngay ngày 15/5 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Người đứng đầu Điện Kremlin cho rằng tiến trình đạt được một giải pháp hòa bình phải bắt đầu bằng đối thoại, điều mà theo ông có thể dẫn đến “một hình thức đình chiến mới và một lệnh ngừng bắn mới”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 11/5 đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine. Ảnh: RT

“Chúng tôi sẵn sàng cho các cuộc đàm phán nghiêm túc với Ukraine. Mục tiêu của chúng là loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột và đạt được một nền hòa bình lâu dài, có tính lịch sử,” ông Putin nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đề xuất này đã bị chỉ trích bởi Ukrainie và các đồng minh phương Tây, những người khẳng định rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải được mở đầu bằng việc thiết lập ít nhất một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày.

Các nước châu Âu ủng hộ Ukraine khẳng định không có cuộc đàm phán nào có thể bắt đầu nếu không có lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện.

"Để đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi, Nga đã đề xuất các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu từ ngày 15/5. Tuy nhiên, thế giới đang chờ đợi một quyết định rõ ràng về lệnh ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện. Ukraine đã sẵn sàng. Không còn nạn nhân nào nữa!,” Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã viết trên mạng xã hội.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz tuyên bố: "Hôm qua tại Kiev, chúng tôi và các đối tác kêu gọi ngừng bắn trong 30 ngày để tạo không gian cho các cuộc đàm phán. Ukraine đã đồng ý mà không có nếu hoặc nhưng. Chúng tôi hy vọng Moscow sẽ đồng ý ngừng bắn. Điều này là cần thiết trước khi bắt đầu một cuộc đối thoại thực sự. Các cuộc đàm phán không thể bắt đầu cho đến khi vũ khí ngừng triển khai".

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định Ukraine mong đợi một lệnh ngừng bắn hoàn toàn và lâu dài từ Nga bắt đầu từ ngày 12/5, đồng thời khẳng định đây là điều kiện tiên quyết để mở đường cho bất kỳ cuộc đàm phán nào về hòa bình.

Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tổ chức cuộc đàm phán tiềm năng giữa Nga và Ukraine trong những ngày tới.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lên tiếng kêu gọi Ukraine “ngay lập tức” chấp nhận đề xuất đàm phán trực tiếp và vô điều kiện mà ông Putin đưa ra.

Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho rằng việc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine ít nhất sẽ giúp làm rõ lập trường của các bên và cho thấy “liệu có thể đạt được một thỏa thuận hay không”.

“Ông Putin không muốn có một thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine, mà muốn gặp nhau vào ngày thứ Năm tại Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán một khả năng kết thúc cuộc đổ máu. Ukraine nên đồng ý với điều này NGAY LẬP TỨC,” ông Trump viết.

Nếu sau đó rõ ràng là không thể đạt được thỏa thuận, “các nhà lãnh đạo châu Âu và Mỹ sẽ biết chính xác tình hình đang ở đâu và có thể hành động phù hợp,” ông Trump nói thêm.

“Tôi bắt đầu nghi ngờ rằng Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận với ông Putin,” ông thẳng thắn nhận định.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro ngày 11/5 cho biết, ông ủng hộ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine.

Phát biểu trong cuộc gặp Thống đốc thành phố St. Petersburg Aleksandr Beglov hôm Chủ nhật, ông Maduro đánh giá cao bài phát biểu cùng ngày của ông Putin, trong đó nhà lãnh đạo Nga đề xuất tổ chức đối thoại tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5.

“Tôi muốn bày tỏ niềm vui của chính phủ và nhân dân Venezuela trước thông báo này. Đó là một bài phát biểu của một người bảo vệ lợi ích quốc gia, đồng thời có tầm nhìn rất rõ ràng về bối cảnh quốc tế cần có để đạt được hòa bình toàn cầu,” ông Maduro cho hay.

Tổng thống Maduro cũng nhấn mạnh rằng quan điểm này “được chia sẻ bởi phần lớn chính phủ và người dân khu vực Mỹ Latinh và Caribe”, và bày tỏ tin tưởng rằng họ sẽ ủng hộ “nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm nối lại đàm phán và quay trở lại con đường lẽ ra không nên từ bỏ – con đường đối thoại trực tiếp và hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và Ukraine, không có sự can thiệp từ bên ngoài”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ông Trump kỳ vọng gì từ chuyến công du ba quốc gia giàu có vùng Vịnh?

Ông Trump kỳ vọng gì từ chuyến công du ba quốc gia giàu có vùng Vịnh?

12 May, 04:53 PM

Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức kéo dài 4 ngày tới vùng Vịnh từ ngày 13/5, với các điểm dừng tại Ả Rập Saudi, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Sự kiện được kỳ vọng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - vùng Vịnh, với trọng tâm là thương mại, đầu tư và công nghệ cao.

Tiết lộ những yếu tố giúp Hồng y Prevost trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Tiết lộ những yếu tố giúp Hồng y Prevost trở thành Giáo hoàng Leo XIV

12 May, 07:14 AM

Kinhtedothi - Với bối cảnh hoạt động trải dài từ Bắc và Nam Mỹ, kinh nghiệm quản lý tại Vatican và phong cách lãnh đạo ôn hòa, Hồng y Robert Francis Prevost đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của các hồng y, trở thành Giáo hoàng Leo XIV trong lần bỏ phiếu thứ tư tại Nhà nguyện Sistine.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ