Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Áp lực tăng trưởng và lạm phát

Kinhtedothi - “Trong 9 tháng còn lại, áp lực tăng trưởng GDP 6,7% như mục tiêu của Chính phủ đề ra là rất khó khăn do các tháng còn lại yếu tố thuận lợi ít hơn khó khăn.
Áp lực về lạm phát cũng rất lớn, nếu như Chính phủ tăng giá điện thêm 5 - 7% sẽ càng làm cho những áp lực này cao hơn”-Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm đánh giá tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I sáng 29/3.
Số doanh nghiệp thành lập tăng, GDP vẫn giảm
Tăng trưởng quý I năm nay cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012 - 2014 nhưng thấp hơn so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015 và 5,48% của cùng kỳ năm 2016. Theo ông Lâm, một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế đã chững lại so với 2 năm trước là do ngành công nghiệp khai khoáng có mức tăng trưởng âm (giảm 0,76%), các ngành công nghiệp còn lại đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2016. “Dự báo năm 2017, kinh tế thế giới diễn biến khó lường, độ mở nền kinh tế cao, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trong nước tình hình xâm nhập mặn chưa được cải tạo kịp thời, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, chất lượng năng suất lao động thấp…”, là những thách thức cho nền kinh tế được ông Lâm chỉ ra.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị Big C. Ảnh: Phạm Hùng

Trong tháng 3 có 12.027 DN thành lập mới, cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Tính toàn quý I có  26.478 DN thành lập mới với số vốn đăng ký 271,2 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy, nghịch lý là DN thành lập khá nhiều nhưng GDP vẫn tăng thấp. “Quy mô DN của ta vẫn là nhỏ và vừa chiếm trên 97%, dẫn đến quy mô bình quân về lao động, vốn giảm dần thời gian qua. Trong khi đó, siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam, ưu tiên số 1 là tiêu thụ hàng hóa của họ, nếu DN trong nước không tận dụng tốt, hàng hóa nước ngoài sẽ vào nhiều. Do đó, các nhà sản xuất Việt cần kết nối với hệ thống bán lẻ, siêu thị trong nước, nâng cao chất lượng hàng hóa mẫu mã...", báo cáo chỉ rõ.
“9 tháng còn lại, GDP phải tăng 7%. Nên để thực hiện mục tiêu phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết 01 đã đề ra cùng các chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó tập trung điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện nghiêm Luật Ngân sách Nhà nước và kỷ luật tài khóa, có giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư công, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy hàng hóa trong nước…”, ông Lâm khuyến nghị. Trong năm nay, Chính phủ yêu cầu đưa được ra bộ chỉ số xếp hạng, đánh giá năng lực  trong việc hỗ trợ DN, tạo cho DN phát triển của từng địa phương, bộ ngành. Dự kiến cuối năm nay công bố.
Giá nhiều dịch vụ công làm tăng CPI
Năm nay, mặt bằng giá cả so với quý I/2016 là khá cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,9% so với tháng 12/2016 và tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm 2017 tăng 1,66% so với bình quân cùng kỳ. Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, CPI quý I năm nay tăng do các địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí. Bên cạnh đó, 2 tháng đầu năm nay trùng với Tết Nguyên đán nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong 3 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh, làm cho giá xăng dầu bình quân quý I tăng 34,92% so với cùng kỳ, đóng góp 1,45% vào mức tăng CPI chung.
“Áp lực về lạm phát các tháng còn lại cũng rất lớn, nếu như Chính phủ tăng giá điện thêm 5 - 7% sẽ càng làm cho những áp lực này cao hơn. Để kiểm soát CPI bình quân dưới 4% như chỉ tiêu Chính phủ đã đề ra cho cả năm 2017 thì các Bộ Tài chính, Công Thương cần phải theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, xăng dầu, sắt thép và phân bón để cân nhắc thời  gian điều chỉnh tăng giá mặt hàng do Nhà nước quản lý” - đại diện Tổng cục Thống kê nhận định. Đồng thời khuyến nghị, trong trường hợp tăng giá thì cần tách ra các đợt và điều chỉnh trùng hoặc sau các tháng của năm trước đã điều chỉnh để số liệu thống kê không tăng cao. Hiện, Tổng cục Thống kê đã có công cụ đánh giá tác động của các yếu tố đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khi có các tính toán cụ thể về tăng giá điện, Tổng cục sẽ có báo cáo và tham vấn cho Chính phủ, các bộ ngành để cân nhắc.
Trong quý I, huy động vốn tăng 2,43% (cùng kỳ năm 2016 tăng 2,26%); tăng trưởng tín dụng đạt 2,81%. Tổng thu ngân sách Nhà nước đến 15/3 ước đạt 216,7 nghìn tỷ đồng, bằng 17,9% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 229,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tỷ giá USD hôm nay 7/7: tăng trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay 7/7: tăng trên thị trường tự do

07 Jul, 06:56 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 7/7, thị trường tự do tiếp tục nối dài lên 4 phiên tăng liền so với phiên trước đó. Các ngân hàng thương mại niêm yết ngang giá mua - bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm ở mức 25.116 đồng.

Giá vàng hôm nay 7/7: giảm ngay đầu phiên

Giá vàng hôm nay 7/7: giảm ngay đầu phiên

07 Jul, 06:41 AM

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 7/7, thị trường thế giới tiếp tục giảm ngay đầu phiên khi mở cửa tuần này. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn đi ngang.

Củng cố niềm tin nhà đầu tư nước ngoài

Củng cố niềm tin nhà đầu tư nước ngoài

06 Jul, 07:54 AM

Kinhtedothi- Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận duy trì tăng trưởng tích cực. Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng được củng cố.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ