Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ba ngân hàng lớn thuộc Big4 nhập cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi

Kinhtedothi - Sau động thái thay đổi biểu lãi suất huy động của 20 Ngân hàng TMCP, 3 ngân hàng thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh cũng đã nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động.

Theo đó, Agribank, VietinBank, BIDV tăng lãi suất từ 1 - 1,4%/năm so với mức lãi suất cũ.

Mức lãi suất cao nhất của 3 ngân hàng này là 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Tại Agribank và Vietinbank đang niêm yết lãi suất lần lượt là 6,1%/năm và 6%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng tăng khoảng 1,3 - 1,4 điểm % so với đầu tháng 10. Song, về phía BIDV,  ngân hàng đang áp dụng lãi suất là 6%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 6,1%/năm cho kỳ hạn 9 tháng.

Ảnh minh hoạ.

Đối với các kỳ hạn hạn ngắn hơn từ 3 - 5 tháng, lãi suất lên 5,4%/năm tăng 1 điểm % so với biểu lãi suất cũ. Tại các kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng, lãi suất sẽ là 4,9%/năm, tăng 0,8 điểm %. Riêng đối với hình thức tiết kiệm trực tuyến, VietinBank, BIDV cộng lãi suất tiền gửi thêm 0,5 - 0,6%/năm so với gửi tại quầy.

Ở chiều ngược lại, Vietcombank vẫn chưa "nhập cuộc" tăng lãi suất sau lần điều chỉnh lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động dưới 6 tháng của NHNN.

Ngay sau khi NHNN có động thái tăng lãi suất điều hành, nhiều NHTM bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất huy động kịch trần biên độ cho phép các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng.

Cụ thể, Techcombank thông báo áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ ngày 26/10. Trong đó, nhà băng này đã tăng lãi suất huy động tại quầy đối với khách hàng mới theo sản phẩm "Tiền gửi Phát lộc" lên mức tối đa cho phép là 6%/năm cho tất cả các kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Các sản phẩm tiết kiệm thông thường được hưởng lãi suất 5,9%/năm cho kỳ hạn dưới 6 tháng.

So với hồi đầu tháng 10, lãi suất huy động của Techcombank tại các kỳ hạn dưới 6 tháng đã tăng thêm 2 - 2,3%/năm. Đối với các kỳ hạn dài hơn, lãi suất huy động hiện tại của Techcombank cũng tăng thêm 0,5 - 1%/năm tùy từng kỳ hạn và số tiền gửi. Mức cao nhất đang được Techcombank áp dụng là 7,8%/năm dành cho các khách hàng mới, có số tiền gửi trên 1 tỷ tại các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên theo sản phẩm "Tiền gửi Phát lộc".

Sacombank cũng tăng mạnh lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng từ 4,1 - 4,6%/năm trước đó lên 5,6 - 6%/năm theo biểu lãi suất mới, tương đương mức tăng 1,4 - 1,5%/năm kể từ cuối ngày 25/10.

LienVietPostBank đã công bố biểu lãi suất huy động mới, tăng mạnh cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm thông thường tại quầy đang áp dụng lãi suất từ 6%/năm đến 6,9%/năm cho kỳ hạn gửi 1 - 60 tháng, trả lãi cuối kỳ. Biểu lãi suất này đã được điều chỉnh tăng mạnh tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, lãi suất tiền gửi đang ấn định ở kỳ hạn 1 - 5 tháng có mức tăng mạnh nhất là 1,5 điểm % so với hồi đầu tháng 10. Lãi suất ghi nhận được tại kỳ hạn 1 tháng đến 5 tháng ở mức 6,5%/năm.

Kể từ ngày 26/10, VPBank cũng thông báo điều chỉnh lãi suất huy động. Theo đó, tất cả các khoản tiền gửi trên 300 triệu có kỳ hạn dưới 6 tháng theo hình thức gửi trực tuyến đều được áp dụng mức lãi suất kịch trần 6%/năm; các khoản tiền gửi dưới 300 triệu sẽ được nhận lãi suất từ 5,8 – 6%/năm, tùy từng kỳ hạn.

Với hình thức gửi tiền tại quầy, mức lãi suất tối đa dành cho các kỳ hạn dưới 6 tháng cũng chạm mốc 6%, nhưng có đi kèm theo điều kiện về số tiền gửi hoặc kỳ hạn gửi.

Như vậy, so với biểu lãi suất niêm yết hồi đầu tháng, lãi suất huy động cao nhất dành cho các kỳ hạn dưới 6 tháng của VPBank đã tăng thêm khoảng 1 - 1,6%/năm. Với các kỳ hạn dài hơn, lãi suất huy động đã tăng thêm khoảng 1%.

Ngoài ra một loạt các ngân hàng BAC A Bank, NCB, VIB, SeABank... đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng theo điều chỉnh của NHNN.

Trước đó, theo NHNN, việc điều chỉnh tăng lãi suất điều hành là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

NHNN cho biết, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 05 lần điều chỉnh tăng lãi suất mục tiêu lên mức 3-3,25%/năm và dự báo còn tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022 và năm 2023, đồng USD lên giá mạnh, gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước, tạo sức ép lên lạm phát.

NHNN cũng sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời điều hành linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ, ngoại hối để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các TCTD; qua đó góp phần ổn định thị trường, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Tỷ giá, lãi suất thiết lập mặt bằng mới

Tỷ giá, lãi suất thiết lập mặt bằng mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đầu tư chứng khoán trước “tâm bão” thuế quan: Chờ đợi hay hành động?

Đầu tư chứng khoán trước “tâm bão” thuế quan: Chờ đợi hay hành động?

08 Apr, 08:49 AM

Kinhtedothi- Căng thẳng thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc dữ dội. Việt Nam với độ mở kinh tế lớn, không nằm ngoài tâm bão. Phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử của VN-Index diễn ra chỉ sau một thông báo từ chính quyền Tổng thống Mỹ về việc áp thuế ở mức cao đột ngột- một cú sốc được giới chuyên gia gọi là “Thiên Nga đen” của năm 2025.

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ