Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ba nhóm ngành đang cần tuyển dụng lao động nhiều nhất

Kinhtedothi – Sản xuất trang phục; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản phẩm từ rơm, rạ, vật liệu tết bện có nhu cầu tăng người lao động vào làm việc trong quý II/2025.

Thu nhập của người làm công hưởng lương tăng

Thông tin dự báo trên được Bộ Nội vụ đưa ra trong Bản tin thị trường lao động Việt Nam quý I/2025. Theo đó, trong quý I, cả nước có 51,9 triệu người lao động có việc làm, giảm 234,0 nghìn người so với quý IV/2024. Những ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao được ghi nhận là dịch vụ 40,7%; công nghiệp – xây dựng 33,3%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 26,0%.

Trong quý có 1,04 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động, giảm 10,7 nghìn người so với quý IV/2024; 797 nghìn người trong độ tuổi thiếu việc làm, chiếm 1,72%, tăng 32,4 nghìn người so với quý trước. Những ngành tăng số người làm việc là vận tải, kho bãi; giáo dục và đào tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; hoạt động kinh doanh bất động sản; nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Ngược lại, những ngành giảm việc làm là xây dựng; công nghiệp, chế biến, chế tạo; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.

Đơn vị chia sẻ thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025. Ảnh: Đức Thọ.

Bản tin thị trường lao động của Bộ Nội vụ cũng chỉ ra 5 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất là bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh bất động sản; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; giáo dục và đào tạo; lập trình máy tính, dịch vụ công nghệ thông tin. Và 5 nhóm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là nhân viên bán hàng; nhân viên dịch vụ khách hàng; nhân viên kinh doanh và quản lý; lao động trong lĩnh vực kỹ thuật số; ligistic/vận tải.

Bộ Nội vụ nghiên cứu từ mẫu DN đăng tuyển dụng lao động và thông tin người lao động tìm việc làm tại các website tuyển dụng cho thấy, xu hướng tuyển dụng có yêu cầu trình độ từ đại học trở lên chiếm 52,9%; tiếp đến là trình độ cao đẳng, trung cấp 40,4% và 6,7% trình độ sơ cấp/không yêu cầu có chuyên môn kỹ thuật. Các DN tuyển dụng vị trí nhân viên chiếm tỉ lệ cao nhất 67,0%; thứ hai là quản lý bậc trung 17,5%; việc làm tạm thời, quản lý bậc cao lần lượt là 8,0% và 7,5%. Trong khi đó, người đi tìm việc có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ gần tương đương xu hướng tuyển dụng là 50,8%; trình độ cao đẳng, trung cấp là 29,3%, thấp hơn so với DN mong muốn tuyển dụng; không có chuyên môn kỹ thuật 19,9%.

Bản tin thị trường lao động cũng thông tin về thu nhập của người lao động tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân của người lao động làm công hưởng lương là 9,4 triệu đồng/tháng, tăng 906 nghìn đồng; trong đó lao động nam 9,8 triệu đồng/tháng, lao động nữ 8,9 triệu đồng/tháng.

Hỗ trợ cho người lao động tìm kiếm việc làm

Bộ Nội vụ cho biết, triển vọng thị trường lao động cả nước quý II/2025 với 52,2 triệu người lao động có việc làm, tăng 350.000 người so với quý I. Dự báo những ngành nghề tăng việc làm là sản suất trang phục; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện.

Tại Hà Nội là thị trường lao động lớn của cả nước, quý II/2025 có những ngành nghề tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, nổi bật ở các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dệt may – da giày, chăm sóc sức khỏe, công nghệ chuyển đổi số. Thời điểm này, các DN thương mại – dịch vụ, khách sạn – nhà hàng, sản xuất đang cần tuyển nhiều lao động vào làm việc để phục vụ cho các hoạt động dịp hè. Vì thế, các DN liên tục tham gia những phiên giao dịch việc làm (GDVL) để tiếp cận người lao động.

Người lao động đang ứng tuyển tại phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Trần Oanh.

Để tạo việc làm cho những người mới gia nhập thị trường lao động cũng như người thất nghiệp sớm có việc làm trở lại, Bộ Nội vụ tiếp tục thực hiện các giải pháp hoàn thiện, phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại gắn với thúc đẩy chuyển dịch lao động, phân bổ hợp lý. Bên cạnh đó là chủ động nắm bắt tình hình lao động, việc làm tại các địa phương khi chịu tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đến thị trường lao động Việt Nam. Từ đó để kịp thời tham mưu các chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm và duy trì chuỗi cung ứng nguồn nhân lực cho người sử dụng lao động.

Thực hiện chỉ đạo của Sở Nội vụ Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Sàn GDVL TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo”; Công văn số 1471/SNV-VLATLĐ ngày 20/03/2025 của Sở Nội vụ Hà Nội về đẩy mạnh triển khai đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn GDVL Hà Nội và Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 25/12/2024 của UBND TP Hà Nội về hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho biết: Trung tâm chủ động phối hợp với UBND các quận/huyện/thị xã trên địa bàn TP trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ, giải quyết việc làm, tuyên truyền và cung ứng kịp thời các thông tin thị trường lao động cho các DN, người lao động. Cùng với đó là đẩy mạnh tư vấn giới thiệu việc làm, cung ứng lao động cho DN và kết nối tìm việc cho người lao động.

Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tăng tần suất và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách về giải quyết việc làm tại hệ thống Sàn GDVL; hỗ trợ hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện giải quyết việc làm, kết nối thành công cho người lao động.

Hỗ trợ người lao động tìm việc làm nhanh hơn

Hỗ trợ người lao động tìm việc làm nhanh hơn

Gần 2.000 việc làm dành cho lao động trẻ ở Hà Nội

Gần 2.000 việc làm dành cho lao động trẻ ở Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ