Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạc Liêu, nơi hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển

Kinhtedothi – Đêm 27/11, hàng vạn người dân tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã hội tụ về Quảng Trường Hùng Vương tưng bừng tham dự lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.”

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Bạc Liêu được biết đến là một trong những cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, quê hương bản Dạ cổ hoài lang của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu “bất hủ” đặt nền móng cho sự phát triển của loại hình âm nhạc “vọng cổ” và nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhấn mạnh về Đờn ca tài tử Nam Bộ, Phó Thủ tướng khẳng định đây một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của dân ca miền Trung, dân ca miền Nam. Là loại hình nghệ thuật đặc sắc của Vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ kết hợp tinh tế - hòa quyện giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn. Phản ánh tinh hoa ngàn năm văn hiến của Dân tộc mang đậm nét cần cù, bình dị, chân thật, phóng khoáng, hào sảng, nghĩa hiệp, can trường nhưng rất đỗi nhân văn của những người con vùng đất phương Nam “Từ độ mang gươm đi mở cõi. Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.”

Một phần tư thế kỷ sau tái lập, Bạc Liêu đã dám nghĩ, dám làm khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của mình, duy trì mức tăng trưởng khá so với Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập người dân tăng nhanh, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều tiến bộ rõ nét. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cho rằng, lễ hội là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997 - 01/01/2022). Thể hiện sự nỗ lực của Bạc Liêu quyết tâm khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Thông qua Ngày hội, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc về văn hóa, du lịch và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhất là thu hút đầu tư, thu hút du khách đến với Bạc Liêu đẩy mạnh phát triển du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. 

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, tôn vinh giá trị bản Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác cách đây hơn 100 năm, vừa bảo tồn và lan tỏa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu tại lễ khai mạc

Ngày Hội còn có sự góp mặt của nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh như: Ca Trù; Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ; Dân ca Quan họ; Hát Chèo; Đờn ca tài tử Nam Bộ ...  cùng với các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer và người Hoa, tất cả sẽ cùng hòa điệu, để Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu năm 2022 thực sự trở thành nơi hội tụ tinh hoa của các miền di sản phi vật thể đại diện các vùng, miền trên cả nước.

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 29/11/2022, với 14 hoạt động đa dạng, phong phú. Có sự tham gia góp sức của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước trong các hoạt động như: Hội nghị Kết nối cung – cầu hàng hóa; Hội chợ Thương mại – Du lịch và sản phẩm Ocop; Ngày hội Tôm – Muối Bạc Liêu; Hội tụ tinh hoa di sản .v.v. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của các Miền di sản cùng về tham dự; dự kiến Ngày Hội sẽ thu hút hơn 20 ngàn lượt du khách đến với Bạc Liêu tham quan, du lịch.

Bà Lê Thị Ái Nam, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy Bạc Liêu tham quan nơi trưng bày tranh Đông Hồ 

Đặc biệt, Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là Lãnh đạo Trung ương, các tỉnh thành phố và nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sau màn trình diễn nghệ thuật Văn hóa văn nghệ đặc sắc, người dân cũng đã được mãn nhãn với màn bắn pháo hoa nghệ thuật tại Quảng Trường Hùng Vương.

Bạc Liêu: Bác Sáu Dân sống mãi với Hồng Dân

Bạc Liêu: Bác Sáu Dân sống mãi với Hồng Dân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

Thủ môn U17 Việt Nam tiết lộ sức mạnh của U17 Nhật Bản

06 Apr, 07:03 AM

Kinhtedothi - Sau trận hòa trước U17 Australia ở trận ra quân, U17 Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập luyện chuẩn bị cho trận đấu thứ hai tại vòng bảng, gặp đối thủ được đánh giá rất mạnh là U17 Nhật Bản vào tối 7/4.

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Lung linh sắc màu Hội trại văn hóa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

06 Apr, 06:58 AM

Kinhtedothi - Hội trại văn hóa lung linh ánh đèn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025, giúp đồng bào và du khách thập phương tìm hiểu về phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các địa phương vùng Đất Tổ.

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

Hiếu học - nét văn hóa đẹp của người Hà Nội

06 Apr, 06:01 AM

Trong bài viết “Học tập suốt đời” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để sánh vai với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống, là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn một nghìn năm lịch sử, là Thủ đô văn hiến, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Hà Nội có truyền thống hiếu học lâu đời, được gìn giữ, phát huy cho tới ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp của người Tràng An.

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

05 Apr, 04:56 PM

Kinhtedothi – Luật Thủ đô năm 2024 quy định, TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây là chính sách đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ