Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạc Liêu: Phẫu thuật nội soi thành công một ca hiếm gặp

Kinhtedothi – Ê kip Chuyên khoa Ngoại Niệu của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản. Đây là trường hợp hiếm gặp, nếu không can thiệp kịp thời người bệnh sẽ tử vong.

Chiều 17/1, Thạc sỹ Bác Sỹ Phạm Thanh Vũ, Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết, bệnh viện vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản đối với nam bệnh nhân N.T. T. - 39 tuổi, quê Bạc Liêu.

Mô phỏng thực trạng bệnh lý của bệnh nhân T.

Trước đó, bệnh nhân T. đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thanh Vũ với triệu chứng đau hông lưng (T) âm ỉ đã lâu, kèm tiểu gắt buốt và tiểu máu. Sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán tiểu máu do nhiễm trùng cấp tính của đường tiết niệu. Tuy nhiên bệnh nhân có tình trạng thận trái ứ nước chưa rõ nguyên nhân.

Kiểm tra hậu phẫu cho thấy, bệnh nhân T đang phục hồi tốt

Sau khi bệnh viện kiểm soát tình trạng nhiễm trùng niệu ổn định, bệnh nhân được chụp CT-Scan bụng để tìm nguyên nhân thận ứ nước. Kết quả, phát hiện bệnh nhân bị thận trái ứ nước độ II do bệnh lý khúc nối bể thận niệu quản, đây là một bất thường bẩm sinh.

Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản. Ê kip Chuyên khoa Ngoại Niệu của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu đã thực hiện thành công ca phẫu thuật. Hiện tại bệnh nhân phục hồi tốt, dự kiến sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ CK1 Tạ Hữu Nghĩa - Phó Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết bệnh nhân T. có thể xuất viện sớm sau ca phẫu thuật

Theo Bác sĩ CK1 Tạ Hữu Nghĩa - Phó Trưởng khoa Ngoại, bệnh lý khúc nối bể thận niệu quản là một bệnh lý bẩm sinh do bất thường giải phẫu của vùng khúc nối bể thận niệu quản. Triệu chứng rất âm thầm, nếu không điều trị kịp thời lâu ngày sẽ dẫn đến thận ứ nước và thận mất chức năng. Đã có một số trường hợp nước tiểu ứ đọng gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là mủ thận và sốc nhiễm trùng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Nói về kỹ thuật tạo hình khúc nối niệu quản qua nội soi, Bác sĩ Nghĩa cho rằng, kỹ thuật này ưu điểm nhiều so với kỹ thuật mổ hở cổ điển và có lợi cho bệnh nhân như: Ít đau sau mổ; thời gian nằm viện ngắn; giúp bệnh nhân phục hồi sớm sau mổ… “Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có thể thực hiện ở những trung tâm y tế được trang bị máy phẫu thuật nội soi hiện đại và được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao” – bác sĩ Nghĩa nói thêm.

Theo khuyến cáo chuyên môn ngành y, người dân cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện sớm bệnh lý, qua đó điều trị kịp thời. Tránh chủ quan kéo dài (nếu có bệnh) sẽ dân đến khó điều trị.

Thanh tra đột xuất Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Bạc Liêu

Thanh tra đột xuất Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Bạc Liêu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

06 Apr, 12:23 PM

Kinhtedothi - Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

06 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Cảm cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng, loại virus gây bệnh và cách chăm sóc bản thân. Dưới đây là cách phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm.

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

06 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những loại nước tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì độ bền cho vật dụng này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ