Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bắc Ninh: Triệt phá sàn giao dịch lừa đảo Verbo Capital

Kinhtedothi-Công an tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) triệt phá thành công sàn giao dịch ngoại hối ảo Verbo Capital, bắt giữ 10 đối tượng, trong đó có nhiều người nước ngoài, với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến 300 tỷ đồng.

Dựng lên sàn giao dịch ngoại hối ảo để lừa đảo

Theo kết quả điều tra ban đầu, nhóm đối tượng người Trung Quốc cầm đầu đường dây, kết hợp với một số đối tượng trong nước như Nguyễn Văn Chung (SN 1995, trú tại huyện An Phú, tỉnh An Giang) và Phạm Trần Phương Anh (SN 1999, trú tại huyện Bình Chánh, TP.HCM), đã dựng lên một sàn giao dịch ngoại hối giả mạo có tên Verbo Capital. Mục đích là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư dưới vỏ bọc đầu tư tài chính hợp pháp.

Thông qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram..., các đối tượng quảng bá Verbo Capital như một sàn đầu tư uy tín, lợi nhuận cao. Sau khi người chơi tạo tài khoản và nạp tiền đầu tư, các đối tượng sẽ can thiệp vào hệ thống giao dịch, điều chỉnh Spread (chênh lệch giá mua - bán), hướng dẫn đặt lệnh với khối lượng lớn hoặc thay đổi đòn bẩy nhằm khiến tài khoản của người chơi nhanh chóng thua lỗ hoặc bị "cháy" tài khoản.

Đối tượng Phạm Trần Phương Anh tại cơ quan điều tra

Mạng lưới lừa đảo được tổ chức theo mô hình đa cấp

Để mở rộng quy mô và che giấu hành vi phạm tội, nhóm đối tượng đã tổ chức mạng lưới nhân viên hoạt động theo mô hình đa cấp, chia thành nhiều cấp quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể. Nhân viên được đào tạo để vào vai "chuyên gia tài chính", tư vấn đầu tư và “hô lệnh” cho nhà đầu tư trong các nhóm kín.

Đặc biệt, khi nhà đầu tư có ý định rút tiền, các đối tượng thường xuyên trì hoãn, tiếp tục dụ dỗ họ đầu tư thêm để "gỡ gạc", khiến tài khoản ngày càng âm sâu hơn. Tổng số tiền bị chiếm đoạt lên tới khoảng 300 tỷ đồng, với hơn 4.000 nạn nhân trên cả nước, thực hiện thông qua hơn 5.700 giao dịch kể từ tháng 9/2024.

Triển khai chuyên án, lực lượng chức năng đã huy động 5 tổ công tác đồng loạt bắt giữ các đối tượng tại nhiều tỉnh, thành phố. Tang vật thu giữ gồm: 26 máy tính, 32 điện thoại di động, 1 iPad, 1 máy in, 1 ô tô cùng nhiều tài liệu, tang chứng liên quan đến hành vi lừa đảo. Đồng thời, phong tỏa số tiền khoảng 8,5 tỷ đồng trong các tài khoản liên quan.

Hiện Công an tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp chặt chẽ với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để điều tra mở rộng vụ án, truy bắt các đối tượng liên quan còn lại và làm rõ hành vi, trách nhiệm của từng cá nhân trong đường dây lừa đảo quy mô lớn này.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các hình thức đầu tư tài chính không rõ nguồn gốc, kiểm chứng kỹ lưỡng trước khi tham gia nhằm tránh trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo tinh vi trên không gian mạng.

Lộ trình tinh giản biên chế sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Lộ trình tinh giản biên chế sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Giang: khởi tố vụ án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả

Bắc Giang: khởi tố vụ án sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả

06 May, 01:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 6/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với hai đối tượng liên quan đến hành vi sản xuất hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ