Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tháo gỡ “điểm nghẽn” về nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi

Bài 2: Không ít khó khăn "cản đường"

Kinhtedothi - Dù nhu cầu về nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi rất lớn, nhưng việc thu hút nhà đầu tư triển khai các dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp có ý định đầu tư cũng gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, khiến tiến độ dự án bị đình trệ.

Có dự án nhưng khó triển khai

Thực tế, từng có một số doanh nghiệp bày tỏ mong muốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi. Tiêu biểu là dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Phú Mỹ (xã Nghĩa Dõng, TP Quảng Ngãi) với diện tích khoảng 15.600 m². Dù được đề xuất từ năm 2021, đến nay dự án vẫn chưa hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Phối cảnh khu nhà ở xã hội dự kiến được triển khai tại xã Nghĩa Dõng.

Tương tự, dự án nhà ở xã hội công đoàn tại xã Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh), do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm chủ đầu tư, cũng chưa thể triển khai như kế hoạch dù đã được đưa vào chương trình đầu tư giai đoạn 2021-2025.

Ngày 14/3 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam để bàn thảo về dự án. Theo đó, dự án được quy hoạch trên diện tích khoảng 2 ha, bao gồm 750 căn hộ, nhà để xe, hệ thống cây xanh và hạ tầng kỹ thuật, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 2.500 người với tổng vốn đầu tư khoảng 640 tỷ đồng.

Dự án nhà ở xã hội công đoàn tại xã Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư.

Để kết nối đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị UBND tỉnh thực hiện đầu tư phần hạ tầng xung quanh khu đất: hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, nước, thoát nước thải…

Đồng thời, sớm tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện xây dựng nhà ở trên phần đất còn lại để đồng bộ các hạng mục theo quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt.

Tại buổi làm việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền thống nhất với các đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Quảng Ngãi sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và giao đất thực hiện dự án trước ngày 30/6/2025.

Công tác xây dựng hạ tầng xung quanh dự án sẽ được triển khai sớm để hoàn thành trước thời gian dự án nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng.

Nhận diện các vướng mắc

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phúc Nhân, thời gian qua, UBND tỉnh đã triển khai, kêu gọi đầu tư để phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức quy hoạch bố trí nhiều vị trí, quỹ đất dành cho đầu tư phát triển nhà ở xã hội trong các đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Quảng Ngãi đến năm 2040; điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045 và các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị khác có liên quan.


Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Quảng Ngãi đến năm 2040 bố trí một số vị trí, quỹ đất dành để đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua và bán cho người có thu nhập thấp trên địa bàn. Lý giải về thực trạng trên, ông Nguyễn Phúc Nhân cho rằng, nguyên nhân đầu tiên chính là vướng một số quy định, vừa được sửa đổi như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Bên cạnh đó, việc quy định quỹ đất 20% gắn với các khu đô thị, khu dân cư mới đang gây khó khăn trong công tác xây dựng nhà ở xã hội cũng như phát triển nhà ở thương mại. Nhiều chủ đầu tư e ngại xây dựng nhà ở xã hội đồng thời với nhà ở thương mại trong cùng dự án vì sẽ kéo giá trị của dự án, giá bán căn hộ thương mại xuống thấp.

Trong dự án thuộc phân khúc cao cấp - trung cấp hoặc khu vực trung tâm đô thị, giá trị thực tế của nhà ở xã hội, chi phí sinh hoạt thường sẽ bị đẩy lên cao, dẫn đến người thu nhập thấp khó có điều kiện chi trả.

Một nguyên nhân nữa là thu hút đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách rất khó khăn, chủ yếu là do việc đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn, khả năng sinh lợi thấp, chủ đầu tư dự án chỉ được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10%.

Mặt khác, hiện nay, đa số các vị trí quy hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh chưa được đền bù giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất sạch nên việc tiếp cận đất đai của nhà đầu tư chưa thuận lợi.

(còn nữa)

Lãnh đạo Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Chính sách ưu đãi kỳ vọng tạo “cú hích” cho nhà ở xã hội

Bài 3: Chính sách ưu đãi kỳ vọng tạo “cú hích” cho nhà ở xã hội

16 Apr, 02:38 PM

Kinhtedothi - Nhiều ưu đãi hấp dẫn như hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật... được xem là giải pháp “gỡ khó” cho các dự án nhà ở xã hội tại Quảng Ngãi.

Bài 1: Nhu cầu lớn, dự án nhà ở xã hội vẫn “vắng bóng”

Bài 1: Nhu cầu lớn, dự án nhà ở xã hội vẫn “vắng bóng”

16 Apr, 02:04 PM

Kinhtedothi - Dù thu hút hàng loạt nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước xây dựng nhà máy hoạt động lâu dài tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp trên địa bàn, sử dụng lực lượng công nhân đông đảo, nhưng đến nay tỉnh Quảng Ngãi vẫn “trắng” nhà ở xã hội.

Giải tỏa áp lực đô thị

Giải tỏa áp lực đô thị

16 Apr, 05:46 AM

Kinhtedothi - Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sơn Tây và 26 quy hoạch phân khu đô thị tại các đô thị vệ tinh đã hoàn thành. Yếu tố này tạo ra sự phát triển cân đối, hợp lý cho TP Hà Nội, tránh tập trung quá mức vào đô thị trung tâm, giải quyết các vấn đề bức xúc của đô thị, khai thác tiềm năng đất đai, cảnh quan môi trường, văn hóa đa dạng của các khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ