Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bắn hạ vệ tinh, Ấn Độ ngang tầm Nga - Mỹ - Trung Quốc?

Hương Thảo (Theo Bloomberg)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Đây là điều đáng lưu tâm bởi, chẳng hạn Ấn Độ giờ đây đã có thể loại bỏ các hệ thống thông tin liên lạc của Trung Quốc".

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố trên truyền hình rằng nước này đã gia nhập nhóm cường quốc không gian - bao gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc - khi đã hoàn thiện khả năng tấn công vào các mục tiêu trong không gian sau thử nghiệm bắn hạ một vệ tinh quỹ đạo Trái đất thấp.
Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trên truyền hình quốc gia Ấn Độ về tiến bộ mới trong không gian.
"Các nhà khoa học của chúng tôi đã sử dụng một tên lửa chống vệ tinh để hạ một vệ tinh sống, cách xa 300km trong không gian", ông Modi nói, đồng thời lưu ý rằng khả năng này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Phạm vi tên lửa hiện tại của Ấn Độ chủ yếu được cho là nhằm "răn đe" các đối thủ láng giềng như Trung Quốc hay Pakistan, khi Delhi đã trải qua ba cuộc chiến với Islamabad và một với Bắc Kinh. Các chương trình vũ trụ và tên lửa của Ấn Độ - cùng mức tăng trưởng kinh tế hơn 7% và mục tiêu dành được một vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc - là một phần chính trong nỗ lực của nước này nhằm xây dựng khả năng phòng thủ như một cường quốc thế giới.
Hơn hết, tuyên bố này đến chỉ vài tuần trước cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ để xác định xem ông Narendra Modi có thể tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai với tư cách Thủ tướng hay không. Cuộc bỏ phiếu lớn nhất thế giới này sẽ diễn ra trong 7 giai đoạn, từ ngày 11/4 - 19/5, với kết quả chính thức dự kiến sẽ được công bố vào ngày 23/5.
"Đây là điều đáng lưu tâm bởi, chẳng hạn Ấn Độ giờ đây đã có thể loại bỏ các hệ thống thông tin liên lạc của Trung Quốc", ông Bharat Karnad - chuyên gia bảo mật tại Delhi - dẫn ví dụ khi lập luận về những bất lợi chính trị mà ông Modi đang muốn loại bỏ trong kỳ bầu cử tới.
Về phần mình, Trung Quốc năm 2007 đã lần đầu tiên sử dụng một tên lửa đạn đạo để tiêu diệt vệ tinh thời tiết cũ của nó với quỹ đạo quanh Trái Đất tại độ cao 861km. Trong khi Nga từng thử nghiệm một tên lửa có thể được sử dụng để tấn công và phá hủy một vệ tinh hoặc tên lửa đạn đạo.