Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bạn nên chú ý dùng nấm hương đúng cách

Kinhtedothi - Nấm hương tốt cho sức khỏe nhưng bạn hãy chú ý dùng đúng cách nhé.

Nguồn gốc của nấm hương

Nấm hương cần được sử dụng đúng cách. Nguồn ảnh: Internet 

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là loại nấm có nguồn gốc ở Đông Á. Mọc nhiều ở Việt Nam, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nấm hương có hình dạng tương tự như chiếc ô, đường kính mũ nấm khoảng 5cm, màu nâu nhạt đến đậm.

Nấm mọc trên các cây to như sồi, dẻ, phong. Nấm hương tươi có thời gian bảo quản ngắn nên thường được sấy khô cho thời gian bảo quản lên đến vài năm.

Phản ứng phụ có thể xảy ra khi ăn nấm hương

Nấm hương an toàn tuyệt đối khi được nấu chín. Tuy vậy, nó có thể gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn:

Có thể không an toàn nếu ăn nấm chưa nấu chín;

Có thể gây khó chịu cho dạ dày, sưng da (viêm) và bất thường về máu;

Có thể gây tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, phản ứng dị ứng trên da, các vấn đề về hô hấp.

Với người mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ thông tin đáng tin cậy để biết nấm hương có an toàn khi sử dụng trong lúc mang thai hoặc cho con bú hay không. Bạn cần giữ an toàn, sử dụng nấm với lượng hợp lý.

Với các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng khác: Nấm hương có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể làm gia tăng triệu chứng của các bệnh trên. Vì vậy, nếu bạn gặp phải những tình trạng này, nên tránh sử dụng nấm hương.

Cách dùng nấm hương

Nám hương dung để nấu canh, xào, làm nem, chả… đều khiến món ăn hấp dẫn hơn Trước khi nấu, nên rửa sạch nấm hương bằng nước lạnh một lần rồi cho vào ngâm ngập với nước sôi khoảng 60-80oC để nấm nở đều. Có thể dung nước nấm để nấu canh, mùi vị sẽ rất thơm ngon.

Hoặc cho nấm đã rửa sạch và thái xong vào ngâm với nước ấm pha đường (1 muỗng canh đường cho 4 cốc nước), nấm sẽ hấp thục nước nhanh, giữ được hương vị sau khi nấu có vị ngọt và thơm.

Đề phòng nguy cơ tắc ruột từ măng

Đề phòng nguy cơ tắc ruột từ măng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ