80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bản tin tổng hợp xây dựng - bất động sản từ 22 - 28/11

Kinhtedothi - Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS; Cẩn trọng khi đầu tư BĐS “ăn theo” tuyến đường sắt đô thị; Hà Nội cần có lộ trình thích hợp xây dựng mô hình thành phố trong thành phố; Công khai thông tin quy hoạch; Vật liệu xây dựng tăng giá, người mua nhà, xây nhà "gánh" đủ; Bệnh viện nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang suốt nhiều năm... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.
Thị trường BĐS vẫn đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.
Ngày 25/11, Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay". Tại hội thảo, các nhà quản lý và chuyên gia đầu ngành đã thảo thuận sôi nổi và đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp BĐS. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Cẩn trọng với việc đầu tư BĐS gần tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã chính thức đi vào vận hành. Cũng giống như thời điểm mới triển khai dự án, một lần nữa thị trường bất động sản (BĐS) dọc tuyến đường sắt lại được phen “dậy sóng”. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Xây dựng thành phố trong thành phố cần có lộ trình thích hợp.
Hà Nội đang triển khai rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm thực hiện điều chỉnh tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển. Cùng đó, TP cũng dự kiến nghiên cứu định hướng một số vấn đề mới trong xây dựng phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn tới. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến mô hình "thành phố trong thành phố" tại khu vực phía Bắc sông Hồng. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Cần phải công khai các thông tin quy hoạch để người dân cùng tham gia, đóp góp ý kiến.
Công khai quy hoạch là một quy trình bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, cả người dân và DN vẫn khó khăn khi tiếp cận một đồ án quy hoạch. Làm thế nào để những thông tin quy hoạch chính xác, minh bạch dễ dàng đến với mọi người dân trong xã hội luôn là câu hỏi được quan tâm. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Dịch Covid-19 và giá vật liệu tăng cao đang khiến DN xây dựng khốn đốn.
Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, chi phí xây dựng, đặc biệt với công trình nhà ở riêng lẻ đã tăng từ 40 - 50%. Điều này đã tạo ra nhiều áp lực, buộc phải tạm dừng thi công và cũng không ít người phải chấp nhận vay lãi để hoàn thiện công trình. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Bệnh viện xây dựng hàng nghìn tỷ đồng nhưng không hoạt động đang gây lãng phí lớn.
Được đầu tư xây dựng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhưng Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ tại quận Cầu Giấy lại bị bỏ hoang suốt trong thời gian dài, gây lãng phí rất lớn. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Cẩn trọng với thông tin quy hoạch dự án để thổi giá đất tại Khánh Hòa.
Thông tin "một tập đoàn lớn" muốn đầu tư vào Cam Lâm, cùng với việc UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho lập quy hoạch chung đô thị mới tại huyện này đang khiến giới đầu tư bất động sản "xốn xang". Tuy nhiên, theo lãnh đạo Hội môi giới bất động sản Khánh Hòa, nhà đầu tư nên thận trọng... Chi tiết xem TẠI ĐÂY

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin tức kinh tế 21/7: giá trái cây giảm sâu

Tin tức kinh tế 21/7: giá trái cây giảm sâu

21 Jul, 06:46 PM

Kinhtedothi – Giá vàng đồng loạt tăng mạnh; thu ngân sách từ hoạt động thương mại điện tử đạt 98.000 tỷ đồng; giá trái cây giảm sâu… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/7.

Giá heo hơi hôm nay 20/7: Gia Lai thấp nhất cả nước 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 20/7: Gia Lai thấp nhất cả nước 61.000 đồng/kg

20 Jul, 07:32 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá heo hơi hôm nay 20/7 tại cả ba miền dao động trong khoảng từ 61.000 - 66.000 đồng/kg. Trong tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận xu hướng giảm mạnh từ 1.000 - 4.000 đồng/kg do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi và nhu cầu tiêu thụ yếu.

Giá lúa gạo hôm nay 20/7: ít biến động

Giá lúa gạo hôm nay 20/7: ít biến động

20 Jul, 07:06 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 20/7 tại thị trường trong nước ít biến động. Trong tuần qua, ghi nhận giá gạo xuất khẩu giảm mạnh 5 USD/tấn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ