Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bàn về trách nhiệm bồi thường

Kinhtedothi - Thực tế cho thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi có hành vi gây thiệt hại, hoặc khi có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại.
Do đó, khi nói về căn cứ phát sinh, phải liệt kê cả căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường khi tài sản gây thiệt hại. Tuy nhiên, dự thảo chỉ đề cập đến căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ra (Điều 607, Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại).

Đối với căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra lại quy định riêng tại Điều 611. Việc tách bạch như vậy là không cần thiết, đồng thời nó khiến cho nội dung của Điều 607 không phù hợp với tiêu đề. Theo quan điểm của chúng tôi, nên ghép Điều 611 vào Điều 607. Cũng theo Điều luật này, chỉ khi các lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân bị xâm phạm thì mới làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vậy nếu các lợi ích của hộ gia đình hoặc tổ hợp tác bị xâm phạm thì trách nhiệm bồi thường có đặt ra không? Rõ ràng là vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu các lợi ích của hộ gia đình, tổ hợp tác bị xâm phạm. Chúng tôi kiến nghị thêm cụm từ “và các chủ thể khác” sau cụm từ “tài sản của pháp nhân”. Như vậy, Điều 607 dự thảo nên được thiết kế lại như sau: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại về những thiệt hại do tài sản của mình gây ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 388 của Bộ luật này.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 616, chỉ những người đã thành niên không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Vấn đề cần đặt ra đó là nếu người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra nhưng bị tàn tật hoặc mắc các bệnh tâm thần bẩm sinh nên cũng không có khả năng lao động thì việc bồi thường thiệt hại vẫn áp dụng theo điểm a hay phải áp dụng theo điểm b khoản 2 này? Rõ ràng là rất vô lý nếu con đã thành niên không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết mà con chưa thành niên không có khả năng lao động lại chỉ được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi mười tám tuổi. Do đó, cần sửa đổi điểm b khoản 2 Điều này như sau: “Người không có khả năng lao động và người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra nhưng cũng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết”.

Theo khoản 2 Điều 619, chỉ những người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tức là nếu người đó vô ý thì người đó không phải bồi thường. Vậy, trong trường hợp này ai sẽ bồi thường? Người gây thiệt hại chăng? Hay người bị thiệt hại phải chịu rủi ro? Nếu bắt người gây thiệt hại phải bồi thường sẽ không hợp lý, bởi vì họ đâu có lỗi trong việc gây thiệt hại, hơn nữa, họ cũng không phải là người chủ động trong việc dùng rượu hoặc chất kích thích khác. Nếu bắt người bị thiệt hại phải chịu rủi ro cũng không hợp lý. Bởi, nếu đã gọi là rủi ro thì không thể có lỗi của bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, người dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình vẫn có lỗi vô ý, tức là không thể coi là rủi ro. Hơn nữa, nếu quy định như vậy sẽ không phù hợp với các quy định khác, như khoản 2 Điều 608 dự thảo thì lỗi vô ý chỉ là căn cứ để có thể được giảm mức bồi thường chứ không thể là căn cứ để loại trừ trách nhiệm bồi thường. Do đó, chúng tôi kiến nghị sửa khoản 2 Điều 619 dự thảo như sau: Khi một người có lỗi trong việc dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ