Bằng cấp Việt Nam chưa gắn với năng lực người học

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 15/8, tại Hội nghị Xây dựng khung trình độ quốc gia do Hội đồng Anh phối hợp tổ chức cùng Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ TB & XH, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thẳng thắn cho biết:  Hệ thống giáo dục của chúng ta còn tồn tại những bất cập về tư duy nhận thức trọng phát triển giáo dục, cơ chế quản lý; điều kiện đảm bảo chất lượng còn thiếu thốn, lạc hậu; thiếu các tiêu chuẩn về trình độ cũng như bằng cấp.  Bằng cấp chưa thật sự gắn với giá trị học vấn và năng lực của người học làm ảnh hưởng đến niềm tin trong xã hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng.

Kinhtedothi - Ngày 15/8, tại Hội nghị Xây dựng khung trình độ quốc gia do Hội đồng Anh phối hợp tổ chức cùng Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ TB & XH, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thẳng thắn cho biết:  Hệ thống giáo dục của chúng ta còn tồn tại những bất cập về tư duy nhận thức trọng phát triển giáo dục, cơ chế quản lý; điều kiện đảm bảo chất lượng còn thiếu thốn, lạc hậu; thiếu các tiêu chuẩn về trình độ cũng như bằng cấp. 

Bằng cấp chưa thật sự gắn với giá trị học vấn và năng lực của người học làm ảnh hưởng đến niềm tin trong xã hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng.

 
Bằng cấp Việt Nam chưa gắn với năng lực người học - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sự việc gần đây, một số địa phương phân biệt đối xử trong tuyển dụng những người có bằng tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học, tốt nghiệp theo hình thức học liên thông hoặc một số người theo học các chương trình ở nước ngoài….đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp văn bằng được cấp cho người học xứng đáng với năng lực và học vấn để nhằm xóa đi những phân biệt, định kiến của xã hội với người học. Dù học ở đâu, theo hình thức nào và khi nào đều có thể được đánh giá, công nhận dựa vào năng lực thực sự.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc xây dựng Khung trình độ quốc gia với các cơ chế quản lý phù hợp sẽ giúp cho mọi người dân có thể học tập suốt đời và được công nhận năng lực. Điều này cũng giúp cho người sử dụng lao động hiểu được bản chất của mỗi trình độ đào tạo hơn để tuyển dụng và sử dụng lao động.

Và, việc xây dựng khung trình độ càng trở lên cấp thiết hơn khi nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế về giáo dục đang trở nên cấp bách  nhất là sau năm 2015 cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức hình thành. Việt Nam là một trong những thành viên tham gia xây dựng Khung tham chiếu trình độ ASEAN để phục vụ cho hội nhập quốc tế về giáo dục và lao động.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Quang Việt, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề cho biết, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam gồm có 5 bậc. Có 126 nghề đã ban hành trong tổng số 173 nghề đã xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hiện nay, hệ thống trình độ của Việt Nam rất phức tạp, thiếu tính định nghĩa rõ ràng. Cách tiếp cận xác định trình độ chủ yếu theo mục tiêu giáo dục ghi trong Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Giáo dục đại học. Phần lớn khung trình độ là toàn diện, tức là bao trùm trình độ đào tạo chính quy, phi chính quy, không chính quy và kinh nghiệm làm việc. “Ba vấn đề xuyên suốt của phát triển khung trình độ là đảm bảo chất lượng, truyền thông và nguồn nhân lực”-ông Quang Việt cho hay.  

Trong chiến lược xây dựng khung trình độ quốc gia, ông Hoàng Ngọc Vinh đại diện Bộ GD&ĐT trình bày hai phương án dự kiến cấu trúc. Phương án 1, giáo dục đại học gồm: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đại học; giáo dục nghề nghiệp gồm: Cao đẳng (cao đẳng nghề, cao đẳng-2 năm sau trung học), trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, 3 năm sau trung học cơ sở), sơ cấp (4 trình độ từ sơ cấp 1 đến sơ cấp 4). Phương án II, giáo dục đại học gồm: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đại học, cao đẳng B (2-3 năm); giáo dục nghề nghiệp gồm: Cao đẳng A (cao đẳng nghề 2 năm sau trung học), trung cấp (trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, 3 năm sau trung học cơ sở), sơ cấp (4 trình độ từ sơ cấp 1 đến sơ cấp 4).