Báo châu Âu lo các nước EU trưng cầu dân ý giống Anh

Tú AnhTheo BBC
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Viễn cảnh về các cuộc trưng cầu dân ý tương tự nước Anh tại các quốc gia châu Âu khác là chủ đề “nóng” trên các trang báo châu Âu.

Châu Âu trong cơn bấn loạn

Tại Pháp, biên tập Alexis Brezet của tờ Le Figaro dùng trang chủ để kêu gọi EU không chỉ cần một cuộc cải cách mà còn một hiệp ước mới cần được phê chuẩn nếu các nước có ý định trưng cầu dân ý tư cách thành viên.
Báo châu Âu lo các nước EU trưng cầu dân ý giống Anh - Ảnh 1
Tác giả bài viết cảnh báo Pháp và Đức cần tránh “sức cám dỗ của việc rời đi”.Họ cần đưa ra những bảo hộ cụ thể để đối phó những áp lực từ quá trình toàn cầu hóa.
 
Tờ Liberation phỏng vấn phó chủ tịch đảng Cộng hòa Pháp - Laurent Wauquiez, người ủng hộ Brexit cho rằng đây là cơ hội “EU đoàn kết chia sẻ cốt lõi”. Theo ông, lãnh đạo EU cần hiểu rõ “cuộc trưng cầu tương tự có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia châu Âu nào, và Pháp có

Các bình luận viên Đức đồng ý rằng, làm sao để EU tránh được những cuộc trưng cầu dân ý tương tự quan trọng hơn là quyết sách đối với Anh.

Tờ Die Welt của Đức khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý là “bước thúc đẩy để Brussels có những chính sách rắn chắc hơn, khiến bộ máy công quyền càng ngày trở nên kín kẽ, giảm bớt sự tham dự của công chúng trong quá trình quyết định chính sách”.

Phóng viên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung- Werner Mussler yêu cầu Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker phải từ chức để đảm bảo liên minh đồng tiền chung đoàn kết hơn.
Báo châu Âu lo các nước EU trưng cầu dân ý giống Anh - Ảnh 2
Tờ Tageszeitung cho rằng, bất kỳ “thỏa thuận mới nào của châu Âu” cần vì mục tích kết nối các nước thành viên, với những điều khoản không thể mang ra thương lượng.

Phần nổi của tảng băng trôi

Bình luận viên Federico Fubini  của tờ Corriere Della Sera (Italia) cho rằng cuộc trưng cầu dân ý cho thấy hệ lụy của mâu thuẫn “giữa chủ nghĩa vì dân tộc và chủ nghĩa vì thế giới” trong châu Âu.
Báo châu Âu lo các nước EU trưng cầu dân ý giống Anh - Ảnh 3
Bình luận viên Guido Gentili của tờ báo doanh nghiệp Il Sole 24 Ore kêu gọi một cuộc “bàn thảo chính thức về những điều công dân châu Âu thực sự quan tâm – như tăng trưởng, việc làm và người nhập cư”.

Mối quan ngại nổi bật trên các phương tiện truyền thông Đông Âu, Trung Âu là sự gia tăng của phong trào bài ngoại ở Anh, nhắm đến cộng đồng người Ba Lan tại nước này.

Trang web NaTemat đã phản ứng trước việc này, miêu tả Brexit chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”

Tờ Tyden của CH Séc cũng cảnh báo, cuộc trưng cầu dân ý sẽ “khuyến khích những phần tử cực đoan trong xã hội”.