Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Báo động đỏ” liên viện cấp cứu ca ngừng tuần hoàn hơn 40 phút

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV108), một bệnh nhân 80 tuổi đột ngột ngừng tim, ngưng thở tái diễn nhiều lần, lần dài nhất hơn 40 phút, đã được các bác sĩ phối hợp liên viện cấp cứu thành công.

Đó là trường hợp bệnh nhân T.B.N. (80 tuổi) ở Hải Dương. Ông có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Sau hơn 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo và tiếp xúc tốt.

Bác sĩ Phạm Sơn Lâm thăm khám cho bệnh nhân sau cấp cứu.

Theo lời kể của gia đình, 5 giờ sáng ngày 6/8/2022, bệnh nhân đang đi thì đột ngột ngã quỵ, đau ngực trái dữ dội, kèm theo khó thở. Bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại BV huyện Kinh Môn lúc 7 giờ sáng trong tình trạng tỉnh táo. Vài phút sau, bệnh nhân đột ngột xuất hiện ngừng hô hấp, tuần hoàn; ngay lập tức được bác sĩ Lê Thế Tiến và các đồng nghiệp cấp cứu hồi sinh tim phổi, sau hơn 40 phút ép tim liên tục, điều thần kỳ đã xảy ra là tim bệnh nhân đập trở lại, mặc dù vẫn phải thở máy và an thần.

Nhận định tình trạng của người bệnh vô cùng nặng nề, việc kích hoạt “báo động đỏ” liên viện, từ BV huyện Kinh Môn đến BV Đa khoa tỉnh Hải Dương đến BV 108 được kích hoạt để đưa ra phương án chẩn đoán, điều trị tối ưu nhất. Các thông số huyết động, hô hấp, hình ảnh điện tim liên tục được cập nhật; các bác sĩ vừa hội chẩn về chẩn đoán, vừa trao đổi về chiến lược xử trí. Nhóm cấp cứu liên viện xác định đây là một trường hợp nhồi máu cơ tim biến chứng sốc tim, ngừng tuần hoàn, rối loạn nhịp thất phức tạp, suy hô hấp thở máy; nguy cơ ngừng tim tái diễn và tử vong rất cao, nên việc điều trị sẽ thực hiện tại BV 108. Bác sĩ Khoa Hồi sức tim mạch của BV 108 đã trực tiếp giải thích cho người nhà qua điện thoại về dự kiến kế hoạch chẩn đoán, điều trị, những nguy cơ và biến chứng tiếp theo của bệnh nhân.

Trên cơ sở thông tin “báo động đỏ”, hệ thống cấp cứu và hồi sức tim mạch của BV 108 được kích hoạt với mục tiêu chụp động mạch vành và tái tưới máu vùng nhồi máu cơ tim càng sớm càng tốt. Các phương án và dụng cụ can thiệp động mạch vành, các phương tiện hỗ trợ hồi sức tim mạch hiện đại như bóng đối xung động mạch chủ (IABP), hệ thống trao đổi oxy hóa màng ngoài cơ thể (VA-ECMO) được triển khai ngay tại phòng can thiệp. Với sự chủ động và sẵn sàng như vậy, thời gian khi bệnh nhân đến BV đến khi can thiệp chụp và tái thông động mạch vành (thời gian cửa – bóng ) chỉ trong đúng 30 phút (theo hướng dẫn của Hội tim mạch Mỹ thời gian Cửa – bóng tối ưu là < 60 phút). Diễn biến tiếp theo đó người bệnh vẫn vô cùng nặng nề, bệnh nhân tiếp tục xuất hiện ngừng tuần hoàn 3 lần, huyết áp phụ thuộc vào 3 thuốc trợ tim liều cao. Tuy nhiên, các y bác sĩ khoa hồi sức tim mạch đã kịp thời xử trí và giải quyết nguyên nhân, giúp cho bệnh nhân từng bước vượt qua nguy kịch. Sau khoảng hơn 2 tuần điều trị, điều kỳ diệu đã xảy ra, bệnh nhân dần dần tỉnh trở lại, thoát sốc, bắt đầu tập đi lại và trở lại cuộc sống gần như bình thường.

TS Đặng Việt Đức - Khoa Hồi sức Tim mạch cho biết, ca cấp cứu, điều trị thành công bệnh nhân T.B.N. là một kỳ tích thực sự đối với bệnh nhân và nỗ lực của cả ê kíp. Mặc dù bệnh nhân ngưng tuần hoàn nhiều lần, nhưng với hệ thống báo động đỏ liên viện, tất cả được vận hành hoàn hảo như một chương trình “Telehealth” trên phim ảnh.

Vui mừng, thở phào nhẹ nhõm là cảm xúc của cả kíp trực ngày hôm đó, bác sĩ Phạm Sơn Lâm nhớ lại, hôm đó là thứ 7, bác sĩ Lâm cùng các bác sĩ của Viện Tim mạch trực tiếp thực hiện ca cấp cứu. Sau 30 phút tiến hành can thiệp mạch vành cấp cứu, bệnh nhân vẫn tiếp tục xuất hiện ngừng tuần hoàn nhiều lần. Hôm đó các anh phải chạy đua từng giây để cấp cứu người bệnh. “Nếu không kịp thời chắc chắn người bệnh sẽ không qua khỏi, hoặc nếu sống thì tổn thương não không hồi phục, người bệnh sẽ sống với trạng thái “thực vật” suốt đời. Do đó để có thể cấp cứu hiệu quả, đòi hỏi các bác sĩ phải rất khẩn trương, xử trí nhanh chóng và chính xác” -  bác sĩ Lâm nói thêm.

Không chỉ thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, tập huấn và đầu tư trang thiết bị cho công tác cấp cứu nói chung và cấp cứu ngừng tuần hoàn nói riêng để phục vụ người bệnh đến khám, chữa bệnh tại BV. Thời gian qua, khoa Hồi sức Tim mạch, BV 108 còn chuyển giao, trao đổi kỹ thuật với các BV tuyến trước, hệ thống “báo động đỏ” liên viện đã cấp cứu nhiều trường hợp người bệnh thoát khỏi lưỡi hái “tử thần”, giúp cho người bệnh như được sinh ra một lần nữa, mang hạnh phúc trở lại cho nhiều gia đình.

Huyện Sóc Sơn thành lập 2 tổ cấp cứu cơ động phục vụ SEA Games 31

Huyện Sóc Sơn thành lập 2 tổ cấp cứu cơ động phục vụ SEA Games 31

Quân y đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân bị máy xay đá cuốn vào tay

Quân y đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân bị máy xay đá cuốn vào tay

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

04 Apr, 04:54 AM

Kinhtedothi - Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965 - 3/4/2025), tôn vinh chiến công huyền thoại của quân và dân Thanh Hoá, bảo vệ cây cầu huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định sức mạnh và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ