Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bao giờ hết cảnh đổ bỏ đồ ăn sau dịp Tết?

Kinhtedothi - Chúng ta vừa đi qua Tết Nguyên đán với những cuộc tụ họp ăn uống thịnh soạn, diễn ra liên tục.

Do tâm lý chung, các bà các mẹ muốn ngày Tết luôn no đủ nên không ít gia đình chi số tiền lớn để mua thực phẩm dự trữ ngày Tết. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể tiêu thụ hết số lượng thực phẩm như vậy nên nhiều người đã phải tiếc rẻ đổ bỏ thức ăn vào những ngày sau Tết. Đây là thực tế năm nào cũng diễn ra, nhưng dường như vẫn chưa có cách khắc phục triệt để.

Ảnh minh họa

Với đặc thù là gia đình truyền thống “tứ đại đồng đường”, bố mẹ tôi luôn muốn tập trung con cháu về ăn Tết cho vui. Vậy nên, mặc dù đã có tới 2 tủ lạnh loại lớn, 1 tủ cấp đông nhưng lượng thực phẩm được bố mẹ, anh chị em “tập kết” về trước Tết vẫn khiến tôi “ngộp thở”.

Chúng tôi đã “ăn Tết quần quật” theo đúng nghĩa đen, bữa cỗ trước vừa dọn dẹp xong đã lại chuẩn bị bày bữa sau. Trên cộng đồng mạng, nhiều chị em phụ nữ cũng chia sẻ cảnh phục vụ công cuộc ăn Tết giống như nhà tôi. Ra Giêng, đại gia đình vẫn tụ họp thường xuyên, nhưng lượng thức ăn vơi đi không đáng kể. Lúc này, một số thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu như: Bánh chưng, giò xào, chạo, chả cuốn, nem chua, canh măng, canh bóng...

Trong khi đó, tất cả mọi người đã quá “ngán” các món ăn truyền thống ngày Tết. Lúc này, phụ nữ trong gia đình bắt đầu “tá hỏa” phân loại thực phẩm để bảo quản. Trên cộng đồng mạng, nhiều bài viết chia sẻ cách tận dụng đồ ăn sau Tết, nhưng cũng không kịp nữa rồi. Dù rất tiếc, nhưng chúng tôi bắt buộc phải đổ bỏ một số món không còn đảm bảo ATVSTP.

Hầu như năm nào chúng tôi cũng nhắc nhau: “Mua ít đồ ăn thôi, nấu vừa thôi nhé...”. Thế nhưng, trên thực tế, tất cả mọi người vẫn bị ý nghĩ “no dồn đói góp” thao túng tâm lý. Dường như, ai cũng sợ con cháu, khách khứa đến chơi nhà bị đói, không có gì ăn. Cho đến một ngày... cả gia đình tôi chợt nhận ra, bữa cơm với rau muống luộc, nước rau dầm sấu, cá kho là ngon nhất trong dịp Tết.

Đôi khi, tôi tự hỏi: “Đến bao giờ mới hết cảnh đổ bỏ đồ ăn sau Tết?”. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi thành viên trong từng gia đình khi mua sắm thực phẩm ăn Tết. Chỉ cần mỗi người tiết kiệm lại một chút, chúng ta có thể thêm một phần quà cho những gia đình còn khó khăn, các phận đời kém may mắn ngoài xã hội. Hy vọng, năm sau, tôi và nhiều chị em nội trợ sẽ không còn phải đổ bỏ đồ ăn sau Tết!

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

Danh sách 9 loại trái cây dễ ngâm hóa chất

03 May, 06:48 AM

Kinhtedothi - Mùa Hè là mùa của mít, xoài, ổi, dưa hấu… nhưng vì lợi nhuận một số thương lái đã tẩm hóa chất độc hại khiến cho người tiêu dùng mất cảnh giác. Dưới đây là top trái cây dễ bị ngâm hóa chất nhất, ai cũng nên biết.

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ