Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Báo Kinh tế & Đô thị: Tin tức tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in ra ngày 6/9

Lê Hoàng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không để học sinh thiếu sách giáo khoa; Hà Nội phát động phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19: Dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới… là những tin tổng hợp hấp dẫn nhất trên số báo in 207 ra ngày 6/9/2021.

 Trang nhất số báo 207 - Báo in Kinh tế & Đô thị ra ngày 6/9/2021

Hơn 2,1 triệu học sinh Hà Nội đón lễ khai giảng năm học 2021 - 2022: Ấn tượng buổi lễ online từ ngôi trường trăm tuổi

Sáng 5/9, hơn 2,1 triệu học sinh (HS) cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Nhân dân Thủ đô được tham dự một buổi Lễ khai giảng vô cùng đặc biệt. Lễ khai giảng tổ chức tại một địa điểm là trường THCS Trưng Vương - ngôi trường có bề dày truyền thống trăm năm. Lễ khai giang được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài PT&TH Hà Nội.

 Phụ huynh và học sinh trường THCS Giang Biên, quận Long Biên làm lễ chào cờ khai giảng năm học mới bằng hình thức online. Ảnh: Vũ Hoa

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh: Khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

Phát biểu tại Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh bày tỏ niềm hy vọng các em học sinh sẽ biết xác định cho mình một mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn; tự trau dồi cho mình phẩm chất, đạo đức, trí tuệ và bản lĩnh của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, đóng góp xứng đáng cho Thủ đô yêu dấu.

 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh trống khai giảng năm học mới 2021-2022 tại trường THCS Trưng Vương. Ảnh: Nhật Nam

Thủ tướng họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19: Dứt khoát không để giãn cách kéo dài mà không đạt được mục tiêu

Chiều 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với các địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cuộc họp được kết nối tới hơn 9.000 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn; quận, huyện, thị xã; tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Ảnh: Nhật Bắc

Thúc đẩy, lan tỏa sự đồng lòng

Trong thời gian qua, không chỉ ở cấp lãnh đạo, chỉ huy, mà các đảng viên, cán bộ cấp cơ sở tại Hà Nội đều thể hiện tốt vai trò nêu gương, đi đầu trong thực hiện các quy định phòng dịch, đúng như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sự nêu gương của mỗi cán bộ đã thúc đẩy người dân thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.

 Chốt kiểm soát vùng xanh trên địa bàn quận Ba Đình. Ảnh: Hải Linh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ trong bối cảnh Covid-19

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ các đối tượng.

 BHXH đơn giản hóa tối đa các thủ tục để NLĐ và NSDLĐ tiếp cận chính sách.

Hà Nội gấp rút giải ngân vốn đầu tư công

Từ nay đến cuối năm 2021, TP Hà Nội sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đây là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

 Dự án tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh

Quy trình mới về xét duyệt, cấp Giấy đi đường ở Hà Nội: Cần thiết nhưng phải linh hoạt

Ghi nhận trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều người dân vẫn đổ ra đường, DN cấp giấy đi đường vô tội vạ, không ít người dân còn sử dụng giấy đi đường giả để tham gia giao thông… Trước thực trạng đó, ngày 5/9, Công an TP Hà Nội chính thức thông báo quy trình, thủ tục xét duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện QR, thẻ đi mua hàng thiết yếu tại vùng 1 theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19.

 Quy trình mới về xét duyệt, cấp Giấy đi đường ở Hà Nội: Cần thiết nhưng phải linh hoạt

An toàn tuyệt đối cho mỗi công trường

Giữa những ngày dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, tại Hà Nội, nhiều công trường dự án hạ tầng giao thông lớn vẫn duy trì thi công, nhằm đảm bảo tiến độ và giải ngân kịp thời hạn vốn đầu tư công. Yếu tố an toàn đã được đặt lên trên hết, mỗi công trường thực sự trở thành một “cứ điểm” vững mạnh phòng, chống dịch bệnh.

 Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang được khẩn trương thi công. Ảnh: Bảo Khánh

Vi phạm phòng, chống dịch Covid-19: Người vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Những ngày qua, trên địa bàn Hà Nội tiếp tục xuất hiện những cá nhân có những hành vi chống đối việc kiểm dịch, thông chốt, vi phạm quy định về phòng dịch, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch.

 Lực lượng chức năng xử phạt người tham gia giao thông không có giấy đi dường trên phố Bà Triệu. Ảnh: Thanh Hải

Chấn chỉnh lùm xùm tiền từ thiện: Nghệ sĩ lên tiếng về sự cần thiết phải minh bạch

Bộ VHTT&DL vừa ban hành dự thảo Bộ QTƯX đối với nghệ sĩ, trong đó có nội dung về việc nghệ sĩ cần minh bạch nội dung trong hoạt động từ thiện. Bộ QTƯX này được đặt ra trong bối cảnh trên mạng xã hội đang tranh luận rất nhiều về những khoản tiền lớn mà một số nghệ sĩ đã kêu gọi được để làm từ thiện, nhưng cũng đang có không ít những lùm xùm. Trước những quy định này người trong cuộc nói gì?

 Ca sĩ Thanh Lam và Tùng Dương trong đợt kêu gọi từ thiện ủng hộ bà con gặp khó khăn tại Hà Tĩnh năm 2020

Chung tay vì an toàn thực phẩm: Quảng cáo thực phẩm chức năng, còn loạn đến bao giờ?

Tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) như thuốc chữa bệnh, như “thần dược” đã khiến nhiều người tin dùng và lâm vào cảnh bi đát, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Cơ quan chức năng đã phối hợp chấn chỉnh, nhưng xem ra, với những bất cập hiện nay, không biết đến bao giờ mới “dẹp loạn” được tình trạng vi phạm quảng cáo này. Nhóm phóng viên Kinh tế & Đô thị đã tìm hiểu, điều tra và có loạt bài viết “Quảng cáo thực phẩm chức năng, còn loạn đến bao giờ?”.

Bài 1: Những cái chết đến từ thực phẩm chức năng

Những cái tặc lưỡi khi sự việc đã rồi khiến tiền mất tật mang, những tiếng khóc ai oán khi đã quá muộn, nhiều trường hợp vì tin dùng TPCN theo lời quảng cáo đã không cứu được mạng sống của bản thân. Tại các bệnh viện (BV), vô vàn những trường hợp diễn biến nặng vì tự dùng TPCN theo “mách bảo” thay thuốc chữa bệnh…

 Bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám bệnh và tư vấn cho bệnh nhân điều trị bệnh đái tháo đường. Ảnh: BV Nội tiết Trung ương.

Liên kết bảo đảm nguồn cung nông sản

Trong bối cảnh sản xuất chưa thể đáp ứng 100% nhu cầu tiêu dùng, Hà Nội đang tích cực liên kết với các tỉnh, TP trong việc phối hợp cung ứng nông sản cho người dân Thủ đô. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. 

 Người tiêu dùng mua rau củ quả tại siêu thị Big C Thăng Long. Ảnh: Thanh Hải

Đột quỵ và di chứng về nhận thức và cảm xúc

Mỗi bệnh nhân đột quỵ sẽ có những di chứng khác nhau sau đột quỵ, một hoặc một vài di chứng, chứ không phải là toàn bộ di chứng dưới đây. Có thể chia các di chứng của đột quỵ vào ba nhóm chính: Thể chất, nhận thức và cảm xúc. Trong bài viết này chú trọng về sức khía cạnh nhận thức và cảm xúc.

 Khám chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại BV Đa khoa Bạch Mai. Ảnh: Đỗ Hằng

Đông Nam Á và mối lo trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Giới chuyên gia nhận định, đại dịch Covid-19 và sự gián đoạn sản xuất ở Đông Nam Á lúc này có khả năng định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Liệu các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam, có thể duy trì sức hấp dẫn của mình?

 Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty CP Daikin Việt Nam. Ảnh: Việt Dũng