Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bão số 3 càn quét Philippines đang tiến vào miền Bắc nước ta

Kinhtedothi - Sau khi vào biển Đông, bão số 3 (có tên quốc tế là Yagi) tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15km và đang ngày một mạnh dần lên.
Hướng di chuyển của bão số 3.

Kênh thông tin của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, bão Yagi (bão số 3) quét qua vùng Bicol, phía Đông Nam thủ đô Manila và đổ bộ tại bờ biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines). Cơn bão đã gây mưa lớn kèm sạt lở đất nghiêm trọng khiến 3 người, trong đó có 1 phụ nữ mang thai, thiệt mạng.

Lực lượng chức năng cũng phát hiện 4 thi thể của nạn nhân bị lũ cuốn ở vùng núi này. Trong khi đó, tại TP Naga ở Bicol, 1 người đàn ông tử vong do bị điện giật khi nước lũ dâng cao và 1 bé gái tử vong do đuối nước. Trước đó, hai vụ sạt lở đất đã khiến 2 người thiệt mạng và làm hư hại 5 ngôi nhà tại TP Cebu ở miền Trung Philippines.

Sau khi càn quét và để lại hậu quả nặng nề tại Philippines, bão Yagi đã đi vào biển Đông ngày 3/9 và trở thành cơn bão số 3 ảnh hưởng đến vùng biển và nhiều khả năng là đất liền Việt Nam. Hôm nay (4/9), bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15km và hướng thẳng vào khu vực miền Bắc nước ta.

Các địa phương đang kiểm soát chặt hoạt động của tàu thuyền trên biển.

Đáng chú ý, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định cường độ bão sẽ liên tục mạnh lên. Dự kiến 19 giờ tối nay (4/9), bão số 3 mạnh cấp 11, giật cấp 13; đến 19 giờ tối 5/9, sẽ tăng lên cấp 13, giật cấp 16 và đến 19 giờ tối 6/9 có thể mạnh tới cấp 14, giật cấp 17.

Trước diễn biến khó lường của bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ.

Các bộ ngành, địa phương kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Hiện nay, các địa phương đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3. Tổ chức quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Trước đó, Bộ NN&PTNT cũng đã có công điện đề nghị các bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó. Đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ