KTĐT - Trưa 9/1, dân chúng thị trấn Karad thuộc huyện Satara bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ được một phen kinh hoàng khi một con báo lớn không hiểu từ đâu lao vào một tòa nhà và tấn công những người bên trong.
Con báo đã đuổi theo và cắn xé làm 6 người bị thương. Rất may dân địa phương kịp goi cảnh sát và một số nhân viên lâm nghiệp khu vực đến hỗ trợ. Cảnh sát và các nhân viên lâm nghiệp đã dùng gậy đánh đuổi giải thoát cho một người đang bị kẹp chặt giữa các móng vuốt sắc nhọn của con báo
Tuy nhiên, sau đó con báo tiếp tục tấn công một người khác, nhảy chồm lên vai và bắt đầu cắn vào cổ anh ta. Trong tình thế nguy cấp, môt viên cảnh sát đã buộc phải bắn hai phát đạn hạ thủ con báo đang cơn hung dữ đề cứu nạn nhân.
Người cho rằng con báo này có thể đã vào khu vực cư dân khi đang săn mồi. Xung đột giữa người và thú hoang dã như vụ trên đã xảy ra nhiều lần tại bang Maharashtra. Tại ba huyện miền Đông của bang này như Chandrapur, Gadchiroli và Nagpur kể từ năm 2006 đến nay đã có 80 người chết do bị hổ tấn công.
Diện tích rừng giảm mạnh dẫn tới nơi sinh sống bị thu hẹp và nguồn thức ăn của các loài mãnh thú giảm sút là nguyên nhân chính gây xung đột giữa chúng với con người /.
Con báo đã đuổi theo và cắn xé làm 6 người bị thương. Rất may dân địa phương kịp goi cảnh sát và một số nhân viên lâm nghiệp khu vực đến hỗ trợ. Cảnh sát và các nhân viên lâm nghiệp đã dùng gậy đánh đuổi giải thoát cho một người đang bị kẹp chặt giữa các móng vuốt sắc nhọn của con báo
Tuy nhiên, sau đó con báo tiếp tục tấn công một người khác, nhảy chồm lên vai và bắt đầu cắn vào cổ anh ta. Trong tình thế nguy cấp, môt viên cảnh sát đã buộc phải bắn hai phát đạn hạ thủ con báo đang cơn hung dữ đề cứu nạn nhân.
Người cho rằng con báo này có thể đã vào khu vực cư dân khi đang săn mồi. Xung đột giữa người và thú hoang dã như vụ trên đã xảy ra nhiều lần tại bang Maharashtra. Tại ba huyện miền Đông của bang này như Chandrapur, Gadchiroli và Nagpur kể từ năm 2006 đến nay đã có 80 người chết do bị hổ tấn công.
Diện tích rừng giảm mạnh dẫn tới nơi sinh sống bị thu hẹp và nguồn thức ăn của các loài mãnh thú giảm sút là nguyên nhân chính gây xung đột giữa chúng với con người /.