Bảo vệ đôi mắt của trẻ những ngày giãn cách học online

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và đảm bảo chương trình học tập của học sinh không bị ảnh hưởng, nhiều trường trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước đã sẵn sàng chương trình học online theo Bộ GD&ĐT. Trong đó, nhiều trường đã bắt đầu tổ chức chương trình học trực tuyến cho học sinh.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, giáo viên lo ngại do  tình trạng trẻ bị cận thị học đường ngày càng gia tăng, đặc biệt, khi sử dụng máy tính nhiều trong thời gian giãn cách. Vấn đề đặt ra là cha mẹ cần phải bảo vệ thị lực trẻ em như thế nào để trẻ không bị mệt mỏi, căng thẳng thị giác sau các chương trình học trực tuyến kéo dài hàng ngày.
Vô số hệ lụy
TS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương cho rằng, dịch Covid-19 đã khiến cho rất nhiều người, nhất là trẻ em phải học tập trực tuyến, làm tăng đột biến thời lượng mắt phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… dẫn đến vô số hệ lụy cho mắt.
Thời lượng làm việc bằng mắt với các loại máy tính, màn hình chỉ được cho phép dưới 5 giờ/ngày. Nhưng với tình trạng học hành của học sinh giai đoạn này thì phải lên đến 7 – 8 giờ, thậm chí có thể lên tới 10 – 12 giờ/ngày. Như vậy rất đáng ngại cho mắt của trẻ. Theo các nghiên cứu, khi mỗi cá nhân làm việc với các phương tiện có màn hình, ở cự ly gần trên 7 giờ/ngày thì tiến triển của cận thị sau 5 năm khoảng 70% sẽ mắc cận thị.
 Bảo vệ đôi mắt của trẻ những ngày giãn cách học online 
Đôi mắt phải hoạt động, điều tiết liên tục cả ngày khi làm việc trước máy tính nên rất dễ rơi vào tình trạng nhức mỏi, đỏ, khô ngứa…Bên cạnh đó còn do tác hại của việc chiếu sáng kém hoặc quá nhiều, kèm với các tia phản xạ từ màn hình; khoảng cách nhìn không đúng, ngồi sai tư thế. Mắt có tật khúc xạ: Viễn thị, loạn thị, lão thị hay các rối loạn về điều tiết; giảm lượng nước mắt đến giác mạc do giảm số lần chớp mắt hoặc bị khô mắt.
Để mắt nghỉ ngơi
Theo TS Hoàng Cương, để bảo vệ mắt cho trẻ trong đại dịch, mỗi học sinh cần ngồi giãn cách trước màn hình, nghỉ ngơi xen kẽ. Sau 2 giờ làm việc với máy tính, mỗi người nên nghỉ 15 phút, sau một giờ học nên nghỉ 5 phút. Mỗi học sinh cần chú ý đến mức độ chiếu sáng và tăng độ tương phản, không nên để máy tính ở gần cửa sổ hay nguồn sáng mạnh, gây giao thoa ánh sáng và hiệu ứng glare.
Điều kiện ánh sáng
Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý bàn ghế ngồi học của con, nhất là khi con sử dụng máy tính bàn của bố mẹ để làm việc, đừng để trẻ bị ngồi thấp quá so với bàn làm việc, màn hình quá cao, sẽ rất hại cho mắt và mỏi mắt nhanh.  Hạn chế hiện tượng màn hình bị phân dọc bởi sáng tối khác nhau. Nếu để máy tính ở gần cửa sổ, gần các nguồn chiếu sáng thì màn hình hay bị phân cực của ánh sáng, gọi là kẻ sọc của màn hình. Vì thế, cha mẹ phải giảm ánh sáng ở trong phòng hoặc chuyển màn hình sang những nơi có chiếu sáng tốt hơn.
Đặt máy tính ở vị trí phù hợp với mắt
Bên cạnh đó, chuyên gia khuyến cáo là góc nhìn màn hình nên chếch góc 15 độ, không được để ngang mặt hay cao quá đối với trẻ. Cự li khi sử dụng màn hình nên là 1,5 lần đường chéo của màn hình đó, tức là khoảng 60 – 80 cm với laptop và desktop. Còn với thiết bị Ipad hay điện thoại thông minh thì cự li sẽ phải gần hơn nhưng phụ huynh nên hạn chế cho con sử dụng các thiết bị này vì màn hình quá bé, gây mỏi mắt. 
 Để bảo vệ mắt cho trẻ trong đại dịch, mỗi học sinh cần ngồi giãn cách trước màn hình, nghỉ ngơi xen kẽ. Sau 2 giờ làm việc với máy tính, mỗi người nên nghỉ 15 phút, sau một giờ học nên nghỉ 5 phút.
Để bảo vệ mắt cho trẻ, cha mẹ nên chủ động khai thác và bổ sung cho con nước muối rửa mắt hoặc nước mắt nhân tạo, chất bôi trơn mắt khi trẻ có khó chịu như trên. Thuốc chống mỏi mắt bản sao rolex dạng nhỏ tác dụng khiêm tốn và không giải tỏa tức thì chuyện mỏi mắt thường chứa vitamin nhóm B, chorondine sunfat… Nếu có điều kiện cũng nên dùng thử.
Các thực phẩm bổ sung cần thiết
Giai đoạn này, cha mẹ nên cân đối, bổ sung dinh dưỡng cho mắt của trẻ. Rau, củ, quả màu đỏ hoặc vàng nên được ăn nhiều. Hải sản, các loại cá, nhuyễn thể rất tốt cho mắt và não. Nếu không thì dùng một loại thuốc bổ mắt hay thực phẩm chức năng chứa vitamin A-E-C cũng không phải là lãng phí.
Theo bác sĩ Lê Thị Chính - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cha mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, quan tâm và phát hiện sớm cận thị ở trẻ (khi trẻ xem ti vi mà nheo mắt, kêu nhức mắt…) cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, điều trị và được hướng dẫn cụ thể trong việc đeo kính phù hợp cho trẻ. Trẻ đã cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Tuy nhiên, kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng không thích hợp với trẻ và cũng có nguy cơ gây nhiễm trùng. Hiện nay, có các phương pháp phẫu thuật nhưng phải đợi đến khi trẻ trên18 tuổi, độ cận đã ổn định mới thực hiện được.
 Giai đoạn này, cha mẹ nên cân đối, bổ sung dinh dưỡng cho mắt của trẻ. Rau, củ, quả màu đỏ hoặc vàng nên được ăn nhiều. Hải sản, các loại cá, nhuyễn thể rất tốt cho mắt và não. 
Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống cân bằng tốt là vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt đối với trẻ em. Tất cả các vitamin và vi chất dinh dưỡng đều quan trọng đối với cơ thể, nhưng một số vitamin và vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với mắt. Một đôi mắt khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, lutein, Zeaanthin và axit béo omega 3 và các chất chống oxy hóa là rất quan trọng. Các chất này có tự nhiên trong các thực phẩm cà rốt, củ rền, xoài, đu đủ, trái cây họ cam quýt, ray lá xanh, hạnh nhân, quả óc chó, trứng, cá hồi… Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ ăn những loại vitamin này ở dạng tự nhiên hơn là cung cấp cho các chất bổ sung.
Hoạt động thể chất ngoài trời
Ngoài ra, để làm chậm sự phát triển của cận thị và tránh các vấn đề về mắt, phụ huynh nên dành ít nhất một giờ mỗi ngày cho trẻ hoạt động thể chất ngoài trời. Bên cạnh đó, định kỳ từ 3 đến 6 tháng, phụ huynh cho trẻ đi khám mắt 1 lần tại các cơ sở y tế để được điều trị và tư vấn chế độ học tập, sinh hoạt một cách phù hợp nhất.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần