Với hàng loạt thương vụ đình đám thời Chủ tịch Bartomeu đã để lại cho CLB Barcelona hùng mạnh khoản nợ khổng lồ lên tới 1,35 tỷ euro. Câu chuyện của đội bóng xứ Catalunya khiến cho nhiều CLB phải cân nhắc, suy tính.
Giải pháp tài chính thời Covid-19
Bóng đá xứ bò tót nói riêng và bóng đá thế giới nói chung đang bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Việc La Liga ban hành quy định mới nhằm phục hồi bóng đá chuyên nghiệp sẽ khiến cho nhiều liên đoàn bóng đá, trong đó có VFF phải cân nhắc, suy nghĩ. Ban tổ chức La Liga không chỉ quy định các khoản kinh phí tối thiểu 35 tỷ đồn/năm, bao gồm cả ngân quỹ hoạt động cho độ 1 và hệ thống đào tạo trẻ như VFF hiện nay.
Các chuyên gia La Liga sẽ phân tích những dữ liệu liên quan đến tình hình tài chính của một CLB bóng đá chuyên nghiệp hiện nay như: doanh thu, chi phí, lỗ, lãi, nợ… và đưa ra giới hạn quỹ lương phù hợp cho mỗi đội. Các đội bóng chỉ có thể chi ra số tiền trong mức giới hạn cho phép này, từ trả lương nhân viên, cầu thủ, huấn luyện viên, đội trẻ… miễn sao không vượt giới hạn mà La Liga đưa ra. Ngoài ra mỗi CLB chỉ có thể sử dụng 25% từ lợi nhuận bán cầu thủ để sử dụng vào chi phí, 75% còn lại được dùng để trả số nợ mà họ đang gánh.
Dưới thời Bartomeu, ông đã không tiếc tiền vung qua cửa sổ đến mua về sân Nou Camp hàng loạt ngôi sao. Hậu quả là mùa giải 2019/20 Barca đã phải chi ra 671 triệu euro để trả thù lao cho cầu thủ, cao nhất châu Âu. Mùa trước, đội bóng xứ Catalunya đã giảm xuống còn 347 triệu euro nhưng vẫn chưa hài lòng Ban tổ chức. Theo quy định mới của La Liga, Blaugrana cần phải giảm con số đó xuống 160 triệu euro. Điều này sẽ giúp cho các CLB không bị ngụp chìm trong đống nợ tài chính như gã khổng lồ xứ Catalunya đang vướng phải. Nếu không thực thi thì Sergio Aguero, Eric Garcia và Memphis Depay cập bến Camp Nou nhưng không thể ra sân.
Câu chuyện tiền lương và doanh thu kinh doanh trong thời Covid-19 không chỉ là việc riêng của Barca. Doanh thu chỉ tính riêng từ mảng bóng đá của câu lạc bộ sau mùa giải 2019/ 2020 đạt 715 triệu euro, nhiều nhất châu Âu theo bảng xếp hạng Football Money League của Deloitte, thậm chí nó còn lớn hơn so với đại kình địch Real Madrid. Nhưng nó đã âm 126 triệu euro so với mùa giải trước, đứng thứ hai trong số các câu lạc bộ thành lập European Super League, chỉ sau Manchester United của Anh (-131 triệu euro) và gấp 2 lần so với Real Madrid (-65 triệu euro).
Mọi việc sẽ tồi tệ hơn khi Messi rời sân Nou Camp, doanh thu mùa giải này của Barcelona sẽ tồi tệ hơn nữa, doanh thu còn tiếp tục giảm 60-70 triệu euro, nhất là trong vấn đề về bản quyền hình ảnh, quảng cáo và các sản phẩm lưu niệm có liên quan tới tiền đạo này.
Chi phí chuyển nhượng, tiền lương cầu thủ
Nguyên nhân dẫn đến khoản nợ khổng lồ lên tới 1,35 tỷ euro của Barca thì nhiều nhưng chủ yếu là do những bản hợp đồng tồi tệ dưới thời Bartomeu. Sau khi bán Neymar với con số 222 triệu euro được cho là được giá nhưng vung tiền mua câu thủ với “tốc độ tên lửa”, mà đóng góp của họ không hề tương xứng với mức lương cũng như số tiền chuyển nhượng được coi là nguyên nhân chính.
Tính trung bình từ năm 2018 đến 2020, Barca tiêu tốn 132 triệu euro mỗi năm cho thị trường chuyển nhượng, tức gấp đôi mức trung bình trong giai đoạn từ 2013 tới 2017. Kể từ mùa giải 2015/ 2016, Barcelona của Bartomeu không giành thêm được một chiếc cúp Champions League danh giá nào (thành tích tốt nhất của CLB này chỉ là vào bán kết mùa giải 2018/ 2019, nơi họ để thua Liverpool tới 0-4 trong trận lượt về).
V.League vẫn chưa có thời gian quay trở lại và với tình hình này ngày mở cửa đón khán giả vẫn là vấn đề bỏ ngõ. Nhưng với một giải đấu mà nguồn thu bán vé không phải là chính thì chi phí trả lương ngoại binh là một vấn đề lớn của các đội bóng V.League.