KTĐT - Tâm lý đám đông, rỉ tai trong mua bán bất động sản của khách hàng dường như đang được các chủ đầu tư khai thác triệt để.
Đó cũng chính là lý do khiến thị trường bất động sản phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang lên đến đỉnh điểm, kể từ sau cơn sốt nhà, đất hồi giữa năm 2007 đến nay.
Và cũng giống hai năm về trước, điều mà nhiều người lo ngại vào lúc này, đó chính là cơn sốt lần này sẽ đưa tới những hệ lụy gì, nếu không may “quả bóng” bất động sản lại một lần nữa “xì hơi”!
Càng tăng giá, càng mua
Có thể thấy, diễn biến trên thị trường bất động sản Hà Nội đang khá giống với những gì đã diễn ra trên thị trường ôtô một năm về trước. Đó chính là việc các chủ đầu tư càng liên tục tăng giá nhà, đất dự án thì người dân lẫn nhà đầu tư lại càng đổ xô đi mua vì sợ giá sẽ còn… tăng nữa. Chính vì thế, thật ngạc nhiên, khi mà ai cũng nghĩ người dân đã cạn tiền thì cũng là lúc số người tìm mua nhà, đất lại tăng lên chóng mặt.
“Hiện tượng Nam Cường” - cách gọi của giới đầu tư nhà đất, trong tuần qua - đã là một minh chứng rõ nhất cho xu hướng đầu tư theo tâm lý đám đông của giới kinh doanh bất động sản. Không có lý do gì khi một dự án ở ngoại thành, tọa lạc tại một vị trí không phải là quá lý tưởng, lại có hàng nghìn người đổ xô tìm đến chỉ mong có được… quyền góp vốn vào dự án.
Càng khó hiểu hơn khi phiếu bốc thăm quyền góp vốn này (tức là có thể được hoặc không được tùy vào bốc thăm) lại được mua bán theo kiểu “chợ đen” lên đến hàng chục triệu đồng/ phiếu. Cũng có người cho rằng, “hiện tượng Nam Cường” là do doanh nghiệp này đã làm quá tốt khâu PR cho dự án. Nhưng, trái lại, cũng có người cho hay, sở dĩ dân đổ xô mua nhà của Tập đoàn Nam Cường là do khu này sắp tới sẽ là nơi “đóng đô” của nhiều trường đại học trong nội thành chuyển ra.
Ông Nguyễn Đình Trung, chuyên viên môi giới bất động sản Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Minh cho biết, chuyện sốt nhà, đất không riêng gì với dự án của Nam Cường. Trong vòng một tháng trở lại đây, lượng giao dịch tại các dự án trên địa bàn Hà Đông, Hà Nội mở rộng đều tăng chóng mặt dù giá được đẩy lên hàng ngày.
“Giá đất chia lô tại các khu như Văn Khê, An Khánh, Mê Linh - Vĩnh Phúc… đều đã tăng lên từ 10 - 15 lần so với giá gốc nhưng vẫn rất nhiều người hỏi mua”, ông Trung cho hay. Theo ông, ngoài một tỷ lệ nhỏ người dân có nhu cầu thực tìm mua nhà, đất thì đa phần còn lại là giới đầu cơ đang vào đợt tung tiền nhằm đón đầu đầu tư khi thời gian cuối năm - khoảng thời gian được kỳ vọng nhất của giới kinh doanh nhà đất, đang cận kề.
Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân nào đi nữa thì có thể thấy, tâm lý đám đông trong đầu tư bất động sản đang là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành công của một dự án, nếu chủ đầu tư biết cách khai thác triệt để.
“Giá gốc”, hai từ xa xỉ
Tâm lý của một người có nhu cầu thực về nhà đất hay giới đầu cơ, đó là tất cả đều mong sao tiếp cận được với nhà, đất giá gốc để vừa túi tiền hoặc có lãi cao khi đem bán. Thế nhưng, khi mà thị trường đang trong giai đoạn “sốt nóng” thì hai từ “giá gốc” dường như là thứ gì đó xa xỉ đối với những ai không phải là “tay trong” của chủ đầu tư hay là một trùm bất động sản chuyên nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Thanh, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Tacecoland, cho hay hiện có đến 70% giao dịch bất động sản tồn tại dưới dạng góp vốn, vay vốn hay phân chia sản phẩm. Đây chính là lý do khiến nhiều dự án khi hoàn thành cũng không có sản phẩm qua sàn.
Điều đó cũng có nghĩa, một sản phẩm bất động sản trước khi đến tay người sử dụng, ít nhất cũng phải qua tay 1 - 2 đối tượng trung gian, môi giới hay đơn giản chỉ là những người được hưởng quyền ưu đãi của dự án đó. Vì vậy, khái niệm giá gốc đang là một từ đang được rất nhiều người có nhu cầu mua nhà, đất mơ đến, nhưng cũng vì biết không thể nên khái niệm đó cũng đang dần biến mất trong nhóm thuật ngữ trên thị trường nhà, đất.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, mua nhà giá gốc là việc không tưởng ở Hà Nội hiện nay. Không những thế, hiện rất ít dự án ở Hà Nội có mức chênh giữa giá gốc với giá bán dưới 10 triệu đồng/m2.
Ông cho biết, chung cư khu Xa La có giá gốc từ 13 triệu mỗi m2, thậm chí hồi năm ngoái xuống đến 11 triệu/m2, song hiện nay đã lên tới 18 -20 triệu/m2, tương ứng với mức chênh khoảng 140 triệu mỗi căn. Đất chia lộ tại dự án Mê Linh - Vĩnh Phúc giá gốc 2,5 triệu đồng/m2 triệu giờ đã lên tới gần 12 -14 triệu/ m2; nhà chung cư tại dự án Văn Khê có giá gốc 12,5 triệu/m2 thì đã nay chênh lệch đến trên 200 triệu đồng mỗi căn….
Chủ đầu tư tung "chiêu"?
Nhiều người vẫn cho rằng, những diễn biến bất thường, đặc biệt là “sốt nóng” trên thị trường bất động sản là do chính những khách hàng gây nên. Đó chính tâm lý đám đông, truyền tin nhau trong mua bán, đầu tư nhà đất đã vô tình đẩy người mua vào chỗ yếu thế, trong khi nguồn cung đang có xu hướng ngày càng được cải thiện.
Điều đó có thể đúng một phần, song muốn biết được nhân tố chi phối, gây biến động trên thị trường phải hiểu được nguồn gốc của thông tin. Và một khi tính minh bạch cũng như khả năng kiểm soát các luồng thông tin còn hạn chế thì không ai dám chắc là những thông tin gây rối loạn thị trường lại không phải do chính các chủ đầu tư phát đi.
Nhưng ngay cả khi chủ đầu tư không cần phải dùng đến những chiêu “hạ sách” đó, họ vẫn có thể khuấy động thị trường theo hướng có lợi cho họ. Hẳn giới đầu tư lẫn người dân vẫn chưa quên được “chiêu” của chủ đầu tư dự án Xa La (Hà Đông) cách đây hai năm. Khi đó, thị trường bất động sản đang đóng băng, chủ đầu tư khu này đã hạ giá bán từ 13,5 triệu xuống còn 11,2 triệu đồng, nhưng chỉ tung hàng ra ở một số lượng nhất định.
Ngay lập tức, khách hàng thấy hạ giá đổ xô đi mua, đến khi hàng hết thì vẫn có nhiều người sẵn sàng mua lại với giá cao hơn. Nhân đó, chủ đầu tư tiếp tục tăng giá bán. Với chiêu này, chủ đầu tư đã khiến khách hàng vô tình tự mình nâng giá bán cho sản phẩm mà không hề hay biết. Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản cho biết, chiêu này là một trong những “độc chiêu” và hiện vẫn đang được rất nhiều chủ đầu tư áp dụng cho các dự án đang triển khai.
Vị này cũng cho biết, ngoài “chiêu”trên, hiện nay một số chủ đầu tư, dù dự án của họ không thu hút được nhiều khách hàng nhưng họ vẫn chủ động tăng giá bán các sản phẩm. “Chiêu” này đã hút được cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu thực, bởi người dân luôn có tâm lý lo giá sẽ tiếp tục tăng sẽ khó mua hơn, cũng như tâm lý hám lời của giới đầu cơ.
Đó cũng chính là lý do khiến thị trường bất động sản phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang lên đến đỉnh điểm, kể từ sau cơn sốt nhà, đất hồi giữa năm 2007 đến nay.
Và cũng giống hai năm về trước, điều mà nhiều người lo ngại vào lúc này, đó chính là cơn sốt lần này sẽ đưa tới những hệ lụy gì, nếu không may “quả bóng” bất động sản lại một lần nữa “xì hơi”!
Càng tăng giá, càng mua
Có thể thấy, diễn biến trên thị trường bất động sản Hà Nội đang khá giống với những gì đã diễn ra trên thị trường ôtô một năm về trước. Đó chính là việc các chủ đầu tư càng liên tục tăng giá nhà, đất dự án thì người dân lẫn nhà đầu tư lại càng đổ xô đi mua vì sợ giá sẽ còn… tăng nữa. Chính vì thế, thật ngạc nhiên, khi mà ai cũng nghĩ người dân đã cạn tiền thì cũng là lúc số người tìm mua nhà, đất lại tăng lên chóng mặt.
“Hiện tượng Nam Cường” - cách gọi của giới đầu tư nhà đất, trong tuần qua - đã là một minh chứng rõ nhất cho xu hướng đầu tư theo tâm lý đám đông của giới kinh doanh bất động sản. Không có lý do gì khi một dự án ở ngoại thành, tọa lạc tại một vị trí không phải là quá lý tưởng, lại có hàng nghìn người đổ xô tìm đến chỉ mong có được… quyền góp vốn vào dự án.
Càng khó hiểu hơn khi phiếu bốc thăm quyền góp vốn này (tức là có thể được hoặc không được tùy vào bốc thăm) lại được mua bán theo kiểu “chợ đen” lên đến hàng chục triệu đồng/ phiếu. Cũng có người cho rằng, “hiện tượng Nam Cường” là do doanh nghiệp này đã làm quá tốt khâu PR cho dự án. Nhưng, trái lại, cũng có người cho hay, sở dĩ dân đổ xô mua nhà của Tập đoàn Nam Cường là do khu này sắp tới sẽ là nơi “đóng đô” của nhiều trường đại học trong nội thành chuyển ra.
Ông Nguyễn Đình Trung, chuyên viên môi giới bất động sản Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Minh cho biết, chuyện sốt nhà, đất không riêng gì với dự án của Nam Cường. Trong vòng một tháng trở lại đây, lượng giao dịch tại các dự án trên địa bàn Hà Đông, Hà Nội mở rộng đều tăng chóng mặt dù giá được đẩy lên hàng ngày.
“Giá đất chia lô tại các khu như Văn Khê, An Khánh, Mê Linh - Vĩnh Phúc… đều đã tăng lên từ 10 - 15 lần so với giá gốc nhưng vẫn rất nhiều người hỏi mua”, ông Trung cho hay. Theo ông, ngoài một tỷ lệ nhỏ người dân có nhu cầu thực tìm mua nhà, đất thì đa phần còn lại là giới đầu cơ đang vào đợt tung tiền nhằm đón đầu đầu tư khi thời gian cuối năm - khoảng thời gian được kỳ vọng nhất của giới kinh doanh nhà đất, đang cận kề.
Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân nào đi nữa thì có thể thấy, tâm lý đám đông trong đầu tư bất động sản đang là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với sự thành công của một dự án, nếu chủ đầu tư biết cách khai thác triệt để.
“Giá gốc”, hai từ xa xỉ
Tâm lý của một người có nhu cầu thực về nhà đất hay giới đầu cơ, đó là tất cả đều mong sao tiếp cận được với nhà, đất giá gốc để vừa túi tiền hoặc có lãi cao khi đem bán. Thế nhưng, khi mà thị trường đang trong giai đoạn “sốt nóng” thì hai từ “giá gốc” dường như là thứ gì đó xa xỉ đối với những ai không phải là “tay trong” của chủ đầu tư hay là một trùm bất động sản chuyên nghiệp.
Ông Phạm Ngọc Thanh, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Tacecoland, cho hay hiện có đến 70% giao dịch bất động sản tồn tại dưới dạng góp vốn, vay vốn hay phân chia sản phẩm. Đây chính là lý do khiến nhiều dự án khi hoàn thành cũng không có sản phẩm qua sàn.
Điều đó cũng có nghĩa, một sản phẩm bất động sản trước khi đến tay người sử dụng, ít nhất cũng phải qua tay 1 - 2 đối tượng trung gian, môi giới hay đơn giản chỉ là những người được hưởng quyền ưu đãi của dự án đó. Vì vậy, khái niệm giá gốc đang là một từ đang được rất nhiều người có nhu cầu mua nhà, đất mơ đến, nhưng cũng vì biết không thể nên khái niệm đó cũng đang dần biến mất trong nhóm thuật ngữ trên thị trường nhà, đất.
Theo ông Nguyễn Đình Trung, mua nhà giá gốc là việc không tưởng ở Hà Nội hiện nay. Không những thế, hiện rất ít dự án ở Hà Nội có mức chênh giữa giá gốc với giá bán dưới 10 triệu đồng/m2.
Ông cho biết, chung cư khu Xa La có giá gốc từ 13 triệu mỗi m2, thậm chí hồi năm ngoái xuống đến 11 triệu/m2, song hiện nay đã lên tới 18 -20 triệu/m2, tương ứng với mức chênh khoảng 140 triệu mỗi căn. Đất chia lộ tại dự án Mê Linh - Vĩnh Phúc giá gốc 2,5 triệu đồng/m2 triệu giờ đã lên tới gần 12 -14 triệu/ m2; nhà chung cư tại dự án Văn Khê có giá gốc 12,5 triệu/m2 thì đã nay chênh lệch đến trên 200 triệu đồng mỗi căn….
Chủ đầu tư tung "chiêu"?
Nhiều người vẫn cho rằng, những diễn biến bất thường, đặc biệt là “sốt nóng” trên thị trường bất động sản là do chính những khách hàng gây nên. Đó chính tâm lý đám đông, truyền tin nhau trong mua bán, đầu tư nhà đất đã vô tình đẩy người mua vào chỗ yếu thế, trong khi nguồn cung đang có xu hướng ngày càng được cải thiện.
Điều đó có thể đúng một phần, song muốn biết được nhân tố chi phối, gây biến động trên thị trường phải hiểu được nguồn gốc của thông tin. Và một khi tính minh bạch cũng như khả năng kiểm soát các luồng thông tin còn hạn chế thì không ai dám chắc là những thông tin gây rối loạn thị trường lại không phải do chính các chủ đầu tư phát đi.
Nhưng ngay cả khi chủ đầu tư không cần phải dùng đến những chiêu “hạ sách” đó, họ vẫn có thể khuấy động thị trường theo hướng có lợi cho họ. Hẳn giới đầu tư lẫn người dân vẫn chưa quên được “chiêu” của chủ đầu tư dự án Xa La (Hà Đông) cách đây hai năm. Khi đó, thị trường bất động sản đang đóng băng, chủ đầu tư khu này đã hạ giá bán từ 13,5 triệu xuống còn 11,2 triệu đồng, nhưng chỉ tung hàng ra ở một số lượng nhất định.
Ngay lập tức, khách hàng thấy hạ giá đổ xô đi mua, đến khi hàng hết thì vẫn có nhiều người sẵn sàng mua lại với giá cao hơn. Nhân đó, chủ đầu tư tiếp tục tăng giá bán. Với chiêu này, chủ đầu tư đã khiến khách hàng vô tình tự mình nâng giá bán cho sản phẩm mà không hề hay biết. Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản cho biết, chiêu này là một trong những “độc chiêu” và hiện vẫn đang được rất nhiều chủ đầu tư áp dụng cho các dự án đang triển khai.
Vị này cũng cho biết, ngoài “chiêu”trên, hiện nay một số chủ đầu tư, dù dự án của họ không thu hút được nhiều khách hàng nhưng họ vẫn chủ động tăng giá bán các sản phẩm. “Chiêu” này đã hút được cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu thực, bởi người dân luôn có tâm lý lo giá sẽ tiếp tục tăng sẽ khó mua hơn, cũng như tâm lý hám lời của giới đầu cơ.