Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bát Tràng xứng đáng thuộc Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Kinhtedothi - Với những giá trị độc đáo, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế - xã hội, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

50 sản phẩm gốm sứ đạt từ 3 - 5 sao OCOP

Theo thống kê, toàn xã Bát Tràng hiện có hơn 100 nghệ nhân, gần 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ. Các cơ sở đã và đang giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vẫn đậm nét truyền thống và bản sắc văn hóa Việt. Nhiều năm nay, các nghệ nhân, người làm nghề gốm sứ ở Bát Tràng còn tập trung chuyển đổi, nghiên cứu, sản xuất đa dạng sản phẩm gốm sứ.

Gốm sứ Bát Tràng ngày càng khẳng định được vị thế.

Gốm Bát Tràng được làm thủ công, với các màu men truyền thống như lam, nâu, rạn, xanh ngọc đặc trưng, xanh coban... Cùng là chất liệu đất nung nhưng gốm sứ Bát Tràng có nhiều kiểu dáng, kích thước, chủng loại như: đồ thờ cúng (phù hương, chân đèn, nậm rượu, chóe), đồ gia dụng (ấm, chén, bát, đĩa, vò, lọ, chậu) và đồ gốm trang trí mỹ nghệ, xây dựng.

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, các chủ thể sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng tích cực đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của TP Hà Nội. Đến nay, Bát Tràng đã có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao.

Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Nhiều sản phẩm gốm sứ điển hình của Bát Tràng như: Bộ đồ ăn, bình đựng trà, bình hoa, bình hút lộc… được chọn làm quà tặng các đại biểu dự hội nghị, ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm trọng đại của huyện, xã.

Khẳng định vị thế làng nghề

Trong hai ngày 21 - 22/10/2024, Hội đồng giám khảo quốc tế, Hội đồng Thủ công thế giới đã khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Đoàn đã gặp gỡ lãnh đạo thôn, xã Bát Tràng; thăm làng cổ và nhà cổ Bát Tràng; trao đổi với các nghệ nhân, thợ giỏi làng gốm. Đoàn cũng thăm phố gốm, phòng trưng bày, bảo tàng Bát Tràng và gặp gỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện các dự án ở Bát Tràng.

Qua làm việc và trải nghiệm thực tế, Hội đồng giám khảo quốc tế đánh giá cao những giá trị độc đáo của làng nghề Bát Tràng, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội.

Hội đồng cho rằng, Bát Tràng không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống, mà còn xứng đáng trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Bày tỏ sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp và giá trị của làng nghề Bát Tràng, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Aziz Murtazaev cho biết sẽ giới thiệu sản phẩm của Bát Tràng cùng các nghệ nhân tài hoa đến các quốc gia trên thế giới, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.

Động thái này không chỉ góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát triển nghề gốm Bát Tràng, mà còn khẳng định vị thế của làng nghề trong bức tranh thủ công toàn cầu.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Đình Hoa cho biết, trong bối cảnh Hà Nội triển khai đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, Bát Tràng đã nổi bật lên như một biểu tượng cho sự phát huy thế mạnh của Thủ đô.

“Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội chiếm tới 56% tổng số làng nghề trong cả nước, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Đây chính là nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại hiện nay…” - ông Nguyễn Đình Hoa nhấn mạnh.

 

“Hàng năm, xã Bát Tràng đón khoảng 10 vạn lượt khách tham quan, mua sắm hàng gốm sứ, trong đó có nhiều đoàn là khách quốc tế. Giá trị sản xuất gốm sứ và thương mại trên địa bàn xã ước đạt hơn 2.000 tỷ đồng/năm, giúp nâng thu nhập bình quân toàn xã lên hơn 90 triệu đồng/người/năm” - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ