Kinhtedothi - Trong cuộc đấu tay đôi với ứng cử viên tổng thống Marine Le Pen ở vòng thứ hai cuộc bầu cử Tổng thống năm nay của Pháp, Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron nhận được sự trợ giúp bất ngờ từ phía tư pháp, bất kể đấy là chủ ý hay không chủ ý của phía tư pháp.
Lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen (trái) và đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters.
Phía công tố Pháp cho biết sẽ xem xét những cáo buộc bà Le Pen và cộng sự sử dụng sai mục đích tiền của Nghị viện châu Âu trong thời gian là dân biểu của nghị viện này từ 2004 đến 2017. Chỉ xem xét vậy thôi chứ không kết luận, cũng không triệu tập bà Le Pen đến làm việc và cũng không lộ ý có tiến hành truy tố bà Le Pen hay không. Nhưng chỉ vậy thôi cũng đã đủ để gây tổn hại ghê gớm tới thanh danh và uy tín của cá nhân bà Le Pen và có thể có tác động rất quyết định tới kết quả cuối cùng của vòng bầu cử Tổng thống thứ hai sắp đến.
Về lý thì động thái mới nói trên của phía công tố Pháp không có gì cần phải bàn. Nhưng về tình thì ở đây lại có vấn đề lớn khi những cáo buộc bà Le Pen bị thời sự hóa trở lại chỉ vài ngày trước vòng bầu cử, khi cử tri Pháp ở trong tình thế nếu không bầu cho người này có nghĩa là bầu cho ứng cử viên kia. Vụ bê bối nếu có này của bà Le Pen kéo dài từ nhiều năm nay chứ không mới mẻ và phía tư pháp ở nước Pháp hoàn toàn có đủ cơ sở để xử lý nó trước cả vòng bầu cử đầu tiên đã diễn ra vào ngày 10/4 vừa qua.
Cho dù động cơ và mục đích của phía tư pháp ở nước Pháp có là gì thì hiệu ứng thực tế của hành động cũng vẫn là giúp ông Macron tăng thêm cơ hội thắng cử ở vòng bầu cử quyết định sắp tới. Sự trợ giúp bất ngờ này đặc biệt đắc dụng và giá trị đối với ông Macron bởi người này rất khó có thể tranh thủ được lá phiếu của bộ phận cử tri đã bầu cho ứng cử viên cánh tả cực đoan Jean-Luc Melenchon ở vòng bầu cử đầu. Cơ may đắc cử Tổng thống Pháp của bà Le Pen trở nên mong manh.
Kinhtedothi - Ông Emmanuel Macron đứng đầu trong vòng 1 bầu cử tổng thống Pháp và dự kiến đối đầu với ứng viên cực hữu Le Pen trong vòng 2 vào ngày 24/4 tới.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.