Bế mạc triển lãm đặc biệt tại Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn: khơi dậy khát vọng dựng xây đất nước
Kinhtedothi - Gần 200 lá cờ từng tung bay trên khắp mọi miền đất nước đã hội tụ về Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn trong một triển lãm đặc biệt, khép lại chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TS Lê Lâm – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn phát biểu lễ bế mạc.
Ngày 8/5, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn đã tổ chức lễ bế mạc chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Tâm điểm của sự kiện là không gian triển lãm gần 200 lá cờ Tổ quốc – những lá cờ từng được thượng cờ ở khắp 63 tỉnh, thành, vùng biển đảo xa xôi đến những dải rừng núi biên cương, từ đồng bằng sông Cửu Long đến cao nguyên đá Hà Giang.

Triển lãm gần 200 lá cờ khắp 63 tỉnh, thành.
Phát biểu tại buổi lễ, TS Lê Lâm – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn – khẳng định: “Đây không chỉ là một triển lãm mang tính biểu tượng, mà là hành trình cảm xúc sâu sắc về lòng yêu nước, về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi lá cờ là một câu chuyện, một minh chứng cho sự thống nhất thiêng liêng của non sông Việt Nam”.
Cùng với triển lãm cờ, nhà trường cũng chính thức khánh thành Không gian Hồ Chí Minh – một khu trưng bày trang trọng nằm trong khuôn viên trường, tái hiện sinh động cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không gian này được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến học tập, giáo dục truyền thống, nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên và khách tham quan cùng chiêm nghiệm, học hỏi và tiếp nối lý tưởng của Người.

Các em sinh viên hào hứng với triển lãm.
Dịp này, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn còn đón nhận Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và ra mắt công trình kỷ yếu “Theo bước chân anh hùng”, ghi dấu hành trình phát triển và cống hiến của nhà trường trong suốt những năm qua.

Đại biểu khách mời đến tham dự buổi lễ.
Theo TS Lê Lâm, chuỗi hoạt động không chỉ là sự kiện mang tính lễ nghi, mà là minh chứng sống động cho triết lý giáo dục mà nhà trường theo đuổi: “giáo dục không chỉ dừng lại ở kiến thức, mà phải nuôi dưỡng lý tưởng, đạo đức, khát vọng cống hiến”. Thông qua những không gian văn hóa – lịch sử này, sinh viên không chỉ được học chuyên môn, mà còn được rèn luyện tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân – những phẩm chất cốt lõi để góp phần dựng xây đất nước trong thời kỳ mới.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội làm cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên
Kinhtedothi - Để mở rộng và thắt chặt mối quan hệ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã thúc đẩy hoạt động ký kết hợp tác với nhiều đơn vị.

Trường Đại học VinUni trao học bổng tài năng cho sinh viên tương lai
Kinhtedothi –Tại chương trình Welcome Chat 2025 - Vinh danh học bổng tài năng VinUni 2025, Trường Đại học VinUni đã trao hàng trăm suất học bổng giá trị, trong đó có 9 suất học bổng 100% cho tân sinh viên.

Sau khi Bộ GD&ĐT tuýt còi, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển
Kinhtedothi – Một số trường đại học đã điều chỉnh lại phương án tuyển sinh, bỏ tổ hợp xét tuyển lạ, bổ sung tổ hợp bảo đảm năng lực cốt lõi theo yêu cầu của ngành học.