Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bệnh nhân hôn mê vẫn có thể “nói chuyện”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Bệnh nhân đầu tiên “trò chuyện” được là một nam giới 29 tuổi, bị chấn thương sọ não rất nặng trong một vụ tai nạn giao thông năm 2003 và từ đó, bất tỉnh, mất khả năng giao tiếp (PVS).

KTĐT - Bệnh nhân đầu tiên “trò chuyện” được là một nam giới 29 tuổi, bị chấn thương sọ não rất nặng trong một vụ tai nạn giao thông năm 2003 và từ đó, bất tỉnh, mất khả năng giao tiếp (PVS).

Các nhà khoa học Anh đang gây chấn động thế giới khi lần đầu tiên “trò chuyện” với một bệnh nhân bị chẩn đoán sẽ ở trong tình trạng sống thực vật suốt đời. 

Đưa ra quyết định đối với số phận của chính mình

Bệnh nhân đầu tiên “trò chuyện” được là một nam giới 29 tuổi, bị chấn thương sọ não rất nặng trong một vụ tai nạn giao thông năm 2003 và từ đó, bất tỉnh, mất khả năng giao tiếp (PVS).

Nhóm nghiên cứu của TS Owen đã sử dụng máy chụp não để đọc suy nghĩ của bệnh nhân này và dùng máy ghi lại các phản ứng của não mỗi khi họ đặt câu hỏi. Người bệnh trả lời “Có” hoặc “không” bằng cách gợi lên những hình ảnh mà được ký hiệu bằng một phản ứng đặc trưng của não bộ. Các chuyên gia cho biết bước đột phá mới này sẽ “thay đổi tất cả” trong việc phân loại các tình trạng rối loạn ý thức.

TS Adrian Owen, ĐH Cambridge, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Họ có thể đưa ra một vài quyết định đối với số phận của chính mình”.

Đây được đánh giá là bước đột phá có ý nghĩa to lớn trong việc chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân mất ý thức. Bởi với khả năng giao tiếp, bệnh nhân có thể yêu cầu giảm đau hay thậm chí là bày tỏ mong muốn kết thúc cuộc sống.

Quá trình thực nghiệm

22 tình nguyện viên khỏe mạnh đã tham gia vào nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Y học ở Cambridge và các đồng nghiệp tại trường ĐH Liege (Bỉ). Máy chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) được dùng để xác định các hoạt động ở 2 vùng não khác nhau bao gồm sự chuyển động và phản ứng không gian trong khi các tình nguyện viên tưởng tượng ra những hình ảnh đã cho trước. Từ trường và tia xạ sẽ phát hiện sự chuyển động của các mạch máu dâng tràn ở mỗi vùng não.

Với nhiệm vụ “chuyển động”, các tình nguyện viên được yêu cầu tưởng tượng đang đứng ở sân tenis và đang dang tay để lấy quả bóng từ người trợ lý. Để hoạt hóa vùng “không gian”, họ phải tưởng tượng mình đang đi từ phòng này sang phòng khác trong ngôi nhà.

Ở 4 bệnh nhân, máy chụp phát hiện các hoạt động ở những vùng não tương ứng khi họ thực hiện chỉ dẫn bằng lời nói của các nhà khoa học. Nhưng ở bệnh nhân 29 tuổi trên thì các phản ứng của não bộ rất rõ ràng và do đó đã được thực hiện bước thử nghiệm đặc biệt tiếp theo. Đó là các nhà khoa học nói với bệnh nhân này rằng: hãy dùng vùng não “chuyển động” và “không gian” để thể hiện câu trả lời “có” và “không”. Kết quả cho thấy bệnh nhân trả lời chính xác và tự nguyện 5 trong 6 câu hỏi. Cụ thể là các câu hỏi: “Tên của cha anh có phải là Alexander?” - câu trả lời chính xác là “Đúng” bằng sự hình dung ra cảnh chơi tenis. Khi được hỏi: “Bố của anh có phải tên là Thomas?”, bệnh nhân đã trả lời: “Không” bằng cách nghĩ tới việc đi quanh ngôi nhà.

Khi hỏi đến câu thứ 6 thì không có bất cứ hoạt động nào của não bộ được ghi nhận. Theo các nhà khoa học, có thể là do bệnh nhân đã rơi giấc ngủ sâu hoặc đơn giản mất khả năng nghe câu hỏi.

TS Owen cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy kết quả chụp CT. Các phim chụp này không chỉ cho chúng ta thấy bệnh nhân không hề mất ý thức mà quan trọng hơn, lần đầu tiên sau nhiều năm, bệnh nhân có thể giao tiếp qua suy nghĩ với thế giới bên ngoài”.

Theo TS Owen, trong tương lai, máy chụp fMRI sẽ là một công cụ đắt giá và máy tính kết nối sẽ giúp bệnh nhân giao tiếp với bác sĩ như họ có cần uống thuốc giảm đau hay thử một loại thuốc mới không. Tuy nhiên, chỉ có những bệnh nhân “luyện tập” tốt mới có thể thực hiện được những cuộc “trò chuyện”.