Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 thông tin về bé trai sau 2 lần bóc giả chuyển biến nặng
Cụ thể, lần 1, ngày 30/7/2023, cháu Đ. được gia đình đưa tới khám với triệu chứng: Mắt phải kết mạc cương tụ có giả mạc mỏng, giác mạc trong; mắt trái mi sưng nề, kết mạc cương tụ giả mạc dày, giác mạc trong, mắt trái có chỉ định bóc giả mạc lần 1.
Lần 2, ngày 1/8/2023, cháu Đ. tái khám theo hẹn, mắt phải kết mạc còn viêm, không có giả mạc; mắt trái giả mạc dày có chỉ định bóc giả mạc lần 2; hai mắt giác mạc trong.
Tới ngày 3/8/2023, cháu Đ. được đưa tới tái khám. Mắt trái mi sưng nề có giả mạc dày, giác mạc đục. Nhận thấy tình trạng của cháu Đ. có chuyển biến nặng đột xuất, sau khi tham vấn chuyên môn với chuyên gia giác mạc của Bệnh viện mắt Trung ương, bệnh viện đã ký chuyển cháu lên Bệnh viện mắt Trung ương.
Bệnh viện vô cùng thấu hiểu, chia sẻ cảm xúc, khó khăn và hoàn cảnh của gia đình cháu Đ.
Với trách nhiệm của đơn vị thăm khám điều trị thời gian đầu, cũng như tinh thần y đức của các bác sĩ, đúng với chủ trương của ban lãnh đạo, bệnh viện luôn thực hiện việc giữ kết nối thông suốt, liên tục với chuyên gia Bệnh viện mắt Trung ương để sẵn sàng cập nhật tài liệu, hồ sơ, hỏi thăm về tình hình sức khỏe của cháu Đ. và phối hợp tìm kiếm phương án điều trị tốt nhất cho cháu.
Bệnh viện có sai sót trong việc chưa kịp thời liên lạc với gia đình để thông tin những phần việc mà bệnh viện đã làm sau thời gian cháu Đ. chuyển viện. Để khắc phục việc này, lãnh đạo bệnh viện đã gọi điện, nhắn tin, gặp mặt trực tiếp bố mẹ cháu để hỏi thăm, chia sẻ.
Hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã tổ chức họp nhiều lần, rà soát các khâu và đến thời điểm hiện tại. Bệnh viện nhận thấy quy trình bao gồm các bước tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị, theo dõi từng giai đoạn, tiên lượng, giải thích cho bệnh nhân, xử lý tình huống khi có diễn biến bất thường được thực hiện đúng, đủ và đảm bảo chuyên môn, y đức.
Việc xảy ra là tiến triển bất thường nằm ngoài quy trình y khoa cho một ca bệnh vốn không có tiên lượng xấu khi đến khám, không phải mong muốn của tất cả các bên.
Tuy nhiên, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, chia sẻ tâm tư của gia đình, lãnh đạo bệnh viện rất mong muốn tiếp đón các chuyên gia y tế độc lập do gia đình mời tới để cùng tham gia vào Hội đồng chuyên môn đánh giá một lần nữa việc tiến triển bất thường nằm ngoài quy trình y khoa. Để đưa ra những kết luận mang tính trung thực, khách quan, giúp gia đình được giải toả tâm lý trong sự việc này.
Thêm vào đó, quan điểm thông suốt của bệnh viện là đặt ưu tiên cao nhất vào việc phối hợp với Bệnh viện mắt Trung ương về chuyên môn. Lắng nghe, chia sẻ với gia đình cháu Đ. để hỗ trợ những khó khăn trong hành trình tìm kiếm phương án sức khoẻ tốt nhất cho cháu.

Đau mắt đỏ ở trẻ hậu Covid-19: Chớ chủ quan, tự chữa tại nhà
Kinhtedothi - Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về Covid-19 ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp năm 2021 của Nasiri, trong 7.300 bệnh nhân Covid-19 đến 11% trường hợp có những biểu hiện ở mắt, thường gặp là viêm kết mạc, khô mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa.

Hàng trăm người hiến giác mạc nhưng BV Mắt Trung ương không nhận:Vì sao?
Kinhtedothi - Những ngày qua, dư luận xôn xao xung quanh sự việc hàng trăm người dân muốn hiến giác mạc nhưng Bệnh viện Mắt Trung ương không thể tiếp nhận. Lý do được cho là vướng mắc trong cơ chế mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế.

Bị mờ mắt sau khi tiêm filler tại "Xinh Beauty & Academy”
Kinhtedothi - Sau khi tiêm filler khoảng 1 phút, bệnh nhân bị mờ mắt phải. Sau đó, được tiêm thuốc giải và đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại bệnh viện, người bệnh được chẩn đoán tắc động mạch trung tâm võng mạc, thiếu máu da vùng trán, mắt, mũi.