1. Bám sát sách giáo khoa
Khác với những môn học khác, đối với Lịch sử, chỉ cần bạn thâu tóm và ghi nhớ được hết những kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) là rất ổn. Vậy nên, đừng vội sử dụng sách tham khảo hay những tài liệu khác dẫn đến việc phải "ôm" thêm một lượng lớn kiến thức nữa, hãy cứ tập trung học trong SGK.
2. Sử dụng sơ đồ
Đây là một cách rất hiệu quả. Tóm lược ý chính nội dung của từng phần, lọc ra từ khóa, mốc thời gian... sau đó, hãy hệ thống chúng bằng sơ đồ cây. Ý chính rồi đến ý phụ, ý lớn rồi đến ý nhỏ... cách hệ thống kiến thức ngắn gọn này sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn rất nhiều.
3. Học theo giai đoạn
Thêm một cách để ghi nhớ kiến thức lịch sử thật khoa học nữa là chia bài học thành các giai đoạn, liệt kê ra những vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu học từ đấy. Bạn không thể nhớ một lúc quá nhiều thứ được, nên để dễ dàng hơn, hãy phân chia nó thành từng phần hợp lý rồi "cày".
4. Học dứt điểm
Đã quyết định học nội dung gì thì nhất định phải dứt điểm nội dung đó, vì nếu như hôm nay không học, ngày mai bạn sẽ phải học nhiều hơn! Lịch sử có một đặc thù, là những sự kiện luôn đi theo chuỗi, gắn liền trong từng giai đoạn, vậy nên, bạn không thể học cái này, bỏ cái kia, rồi lần sau quay lại được. Sẽ rất khó để bạn ghi nhớ.
5. "Mẹo" học cột mốc thời gian
Đối với những ngày/tháng, sự kiện quan trọng, bạn bắt buộc phải nhớ chính xác mốc thời gian, bao gồm ngày/tháng/năm. Thế nhưng, với nhiều sự kiện nhỏ, bạn chỉ cần nhớ một cách tương đối, ví dụ như đầu/giữa/cuối của tháng trong năm nào đó, trong trường hợp không thể nhớ được tất cả. Dù vậy thì tốt nhất vẫn là hãy cố gắng ghi nhớ thật chi tiết.