Đa số bạn trẻ gặp vấn đề về gàu. |
Gàu là gì?
Gàu là một tình trạng rất phổ biến ở cả nam và nữ, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi 20-30. Gàu đặc trưng bởi hiện tượng bong da trên da đầu và ngứa. Theo sinh lý bình thường, lớp da đầu ngoài cùng sau khoảng thời gian một tháng sẽ chết đi, tóc ra tạo thành những vảy nhỏ li ti. Các tế bào này sẽ được thay thế bằng các tế bào da đầu mới khác.
Tuy nhiên, khi bị gàu, thời gian tế bào da đầu tróc ra thu gắn chỉ còn 2-3 tuần, da đầu bị thay thế quá nhanh, các vảy rớt nhiều, đôi khi thành các mảng lớn hơn dính vào tóc và vai áo.
Ở một số người, các triệu chứng khác có thể bao gồm: ngứa da đầu; kích ứng và mẩn đỏ trên da đầu; viêm da đầu.
Theo sinh lý cơ thể, mỗi ngày có khoảng 487.000 tế bào/cm2 da được bong ra cùng với chất làm sạch. Tuy nhiên, ở những người bị gàu và viêm da đầu, con số này tăng lên 800.000 tế bào/cm2 da.
Ở mức độ nhẹ, gàu có thể điều trị bằng cách dùng dầu gội đầu mỗi ngày. Mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cần sử dụng dầu gội có thành phần thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện lại sau đó. Gàu cũng là một triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã nhờn (hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ).
Nguyên nhân gây gàu
Có nhiều nguyên nhân gây gàu như:
- Viêm da: Viêm da đầu là tình trạng da đầu bị đỏ, kèm vảy da màu trắng, mỏng dính vùng trán đỉnh, có thể lan tỏa vùng đầu. Tình trạng viêm da cũng xuất hiện ở mặt với những đám đỏ da có ranh giới rõ rệt, trên có vảy; vảy mỡ vàng dính tập trung ở rãnh mũi má, đầu trong lông mày…; vùng thân mình hay gặp ở ngực, lưng.
- Nấm men: Malassezia thuộc họ nấm men sinh sống trên da người có sở thích ăn chất dầu, bã nhờn trên da, hình thành các axit béo tự do, gây phản ứng viêm da kích ứng. Hệ quả là tế bào sừng da đầu tăng sinh quá mức và tạo vảy da đầu. Do đó những người da dầu dễ bị gàu hơn so với nhóm da khác.
- Da khô: Ngược lại với tình trạng da đầu đổ nhiều dầu, da đầu khô do không có đủ độ ẩm, chất dầu, rơi vào tình trạng rối loạn, dễ kích ứng và bong tróc, dễ phát sinh những vảy trắng nhỏ.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc: Dầu gội, gel tạo kiểu, thuốc uốn, nhuộm hay mỹ phẩm chăm sóc tóc chứa các thành phần tẩy rửa, chất bảo quản… không thân thiện với da đầu. Độ pH bị ảnh hưởng và xáo trộn khiến độ ẩm mất cân bằng, da đầu khô hơn mức bình thường, dễ kích ứng và sinh gàu.
- Bệnh lý: Những loại bệnh lý như viêm da tiết bã nhờn, bệnh vảy nến, bệnh chàm… đều là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến da đầu và sinh vảy gầu.
Người mắc bệnh Parkinson, các bệnh thần kinh hay người nhiễm HIV cũng dễ bị viêm da tiết bã nhờn và gây ra gàu.
Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh lý tim mạch, người vừa hồi phục sau nhồi máu cơ tim có hệ miễn dịch bị suy yếu cũng khiến da đầu của họ dễ bị đổ gàu hơn.
- Căng thẳng: Stress là nguyên nhân gây ra gàu. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, căng thẳng còn khiến bạn dễ mắc phải một số vấn đề về da, trong đó có tình trạng gàu. Căng thẳng kéo dài lâu ngày gây kích hoạt quá trình bong tróc các tế bào da chết, sản sinh nhiều gàu hơn hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh hiện có.
Nguyên nhân, khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng và suy yếu, giảm khả năng chống lại các vấn đề sức khỏe phát sinh. Hệ quả, một chu kỳ ngứa sẽ được kích hoạt, càng gãi càng ngứa và sản sinh nhiều gàu.
- Thiếu/ thừa dưỡng chất: Thiếu vắng sự xuất hiện của các thành phần giúp cho da đầu khỏe mạnh, cân bằng độ ẩm như kẽm, vitamin B, chất béo… là nguyên nhân gây ra tình trạng gàu.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường cũng là nguyên nhân. Lý do, đường thúc đẩy sự phát triển của những loại nấm men ký sinh trên da. Đường cũng gây ức chế vitamin B, một dưỡng chất được xem là chống lại tình trạng sản sinh gàu.
- Nhiệt độ môi trường: Không khí quá lạnh và khô như ngồi trong môi trường điều hòa nhiệt độ thấp hay mùa đông cũng có thể gây ra tình trạng mất nước, da đầu khô, thiếu độ ẩm.
- Giới tính: Hormone Androgen (như testosterone) kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn. Dầu tiết ra nhiều hơn làm tăng khả năng phản ứng viêm và gàu xảy ra. Do đó, nam giới bị gàu nhiều hơn phụ nữ.
- Các nguyên nhân khác: Gội đầu quá nhiều hoặc quá ít cũng gây ra tình trạng gầu. Nếu gội đầu quá nhiều lần trong tuần, da đầu sẽ mất chất dầu bảo vệ, độ pH bị xáo trộn. Ngược lại, gội đầu quá ít khiến cho da chết tích tụ, sinh nhiều dầu, bít tắc lỗ chân lông, nấm có cơ hội sinh sôi.
Các biện pháp phòng ngừa gàu hiệu quả
Nên sử dụng loại dầu gội trị gàu có thêm hệ dưỡng chất Nutrium 10 (10 dưỡng chất thiết yếu) để giữ gìn và tái tạo lớp bảo vệ tự nhiên trên da đầu. |
- Thường xuyên vệ sinh mũ, lược: Cách trị gàu đơn giản, dễ làm đầu tiên là giặt lớp lót bên trong mũ bảo hiểm ít nhất một lần một tuần và cọ lược, chà khăn tắm, băng đô... thường xuyên. Đây đều là những vật dụng tiếp xúc với da đầu thường xuyên. Tuy nhiên, đa số người dùng không vệ sinh chúng định kỳ, cả năm mới giặt một lần.
Các chuyên gia y tế và chăm sóc tóc khuyến cáo người dân giặt lớp lót bên trong mũ bảo hiểm ít nhất 1 lần/tuần, phơi ngửa chúng dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo khô ráo và sạch sẽ.
Khi sử dụng, không đội mũ quá chật, không đội khi tóc đang ướt và tránh dùng chung khăn, mũ, lược... với người có nhiều gàu hoặc bị nấm đầu.
- Kiểm soát căng thẳng: Xã hội ngày càng phát triển, áp lực công việc nhiều khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, đó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xuất hiện gàu trên tóc. Khi bị stress có thể làm thay đổi các chất hóa học trong cơ thể, khiến lượng dầu trên da tiết ra nhiều hơn từ đó gây gàu. Để hạn chế gàu bạn nên có biệp pháp thư giãn, kiểm soát căng thẳng như thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc,…
- Gội đầu đều đặn và đúng cách: Nên gội đầu mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần để loại bỏ gàu, bã nhờn và các vi khuẩn có hại. Lịch gội đầu không nên dày hơn, nhằm giữ lại lớp dầu tự nhiên vốn được sinh ra để bảo vệ và giữ ẩm cho da đầu. Khi gội, nên sử dụng nước mát hoặc hơi ấm, bởi nhiệt độ cao thì nguy cơ sinh gàu cũng lớn hơn. Dầu gội có thể thoa đều, nhưng dầu xả chỉ nên thoa dưới ngọn tóc. Tránh lạm dụng dầu xả quá nhiều và cần xả thật kỹ sau khi gội.
Bạn cũng không nên gội đầu quá mạnh, dùng gel xịt tóc, thuốc nhuộm, thường xuyên gãi đầu khi đang làm việc... Nếu gội ngoài cửa hàng, hãy nhắc thợ gội đừng lấy móng tay cào, chà sát da đầu. Thay vào đó, nên massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn bằng các đầu ngón tay, nhằm thư giãn và cải thiện sự lưu thông máu tới da đầu.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học là “chìa khóa” để có mái tóc khỏe mạnh. Vì vậy, hãy bổ sung đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày để giảm gàu hiệu quả. Bạn nên ăn nhiều loại rau lá xanh, hạt, các thực phẩm giàu protein và chất béo. Ngoài ra, cần hạn chế rượu bia, các chất kích thích để giảm nỗi lo về gàu.
Bên cạnh đó, cần cắt giảm thực phẩm chứa quá nhiều đường trong các bữa ăn hàng ngày. Lượng đường trong máu cao khiến da đầu bong tróc dẫn đến gàu. Vì vậy, bạn nên sử dụng mật ong hoặc đường thốt nốt thay vì đường tinh luyện.
- Thay đổi thói quen xấu: Một số người có thói quen gội đầu muộn rồi đi ngủ khi tóc chưa kịp khô, đội mũ bảo hiểm khi tóc còn ướt hoặc để chúng tự khô sau khi bị dính mưa… Tất cả đều có tác động xấu và khiến đầu nhiều gàu, thậm chí bị nấm.
Bởi vậy, dù bận đến mấy, bạn cũng không nên gội đầu sát thời gian đi ngủ hoặc ra khỏi nhà. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý để tóc khô tự nhiên, tránh lạm dụng máy sấy vì chúng có thể khiến tóc xơ, gãy.
Không hút thuốc, thức khuya và làm việc quá sức cũng là một bí quyết giữ gìn sức khỏe cho mái tóc.
- Sử dụng dầu gội chuyên biệt: Các loại dầu gội trị gàu chuyên biệt thường giúp có tác dụng làm sạch gàu, chất bẩn, bã nhờn mạnh hơn các loại thông thường. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại dầu gội trị gàu có thêm hệ dưỡng chất Nutrium 10 (10 dưỡng chất thiết yếu) để giữ gìn và tái tạo lớp bảo vệ tự nhiên trên da đầu.
Trường hợp đã sử dụng dầu gội trị gàu thường xuyên trong vài tuần mà tình trạng gàu không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để tìm nguyên nhân và phương án điều trị.