Bí quyết viết CV để có việc làm hấp dẫn trong năm 2019

Tuệ Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - CV từ lâu đã trở thành “keyword” khá quen thuộc với tất cả chúng ta. Nhưng làm sao để viết đúng – đủ – đẹp và chất lượng vẫn là một câu hỏi khó đối với nhiều người.

Nó có thể giúp bạn nhận được một cuộc phỏng vấn ngay lập tức hoặc phải đối mặt với sự từ chối sau đó. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết một CV tuyệt vời để sẵn sàng ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào mà bạn mong muốn.

CV là gì?

CV viết tắt từ Curriculum Vitae của sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt những thông tin chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc dùng khi ứng tuyển và xin việc. Đây còn là tài liệu để bạn PR bản thân cho các nhà tuyển dụng.

 CV xin việc được xem như là lời giới thiệu của ứng viên với nhà tuyển dụng

Nội dung cần có trong CV của bạn

Tên và thông tin liên lạc

Đây là phần đầu tiên trong CV xin việc của bạn, được đặt ở đầu trang. Nó sẽ bao gồm tên, tiêu đề và địa chỉ liên hệ của bạn. Trong trường hợp gửi CV qua mail, hoặc tải lên các trang tìm việc trực tuyến bạn không nên đặt tiêu đề là “Sơ yếu lý lịch” hoặc “CV” vì nó sẽ gây mất thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Thay vào đó hãy đặt tên bạn kèm vị trí ứng tuyển. Ví dụ: [CV Nguyễn Văn A]_ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ CHUYÊN VIÊN MARKETING.

Dưới đây là một ví dụ về cách đặt tên, tiêu đề chuyên nghiệp và chi tiết liên hệ của bạn có thể trông như thế nào:

● Họ tên:

● Địa chỉ:

● Điện thoại: 01234 567890

● Email: name@vieclam24h.vn

 Thông tin cá nhân là một trong những khía cạnh quan trọng trong CV xin việc

Thông tin cá nhân

Những thông tin bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, thông tin cá nhân là một trong những khía cạnh quan trọng trong CV xin việc. Đó là một đoạn ngắn nằm ngay bên dưới thông tin liên lạc của bạn.

Bạn nên điều chỉnh hồ sơ để phù hợp cho từng vị trí mà bạn ứng tuyển. Điều này, sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn đang tìm kiếm và mong muốn điều gì khi ứng tuyển vào công ty.

Sau đây là một số nội dung cơ bản bạn có thể đưa vào mục này:

● Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

● Châm ngôn sống của bạn.

● Những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty.

Kinh nghiệm và lịch sử việc làm

Trong phần này, bạn sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin về các công việc trước đây bao gồm vị trí, thời gian, chức vụ, thành tựu và kinh nghiệm bạn đã đạt được.

Liệt kê kinh nghiệm của bạn theo thứ tự thời gian từ hiện tại cho đến quá khứ. Sau đó, gạch đầu dòng trách nhiệm, kỹ năng và thành tích quan trọng mà bạn đã đạt được. Lời khuyên là bạn nên sử dụng những động từ ở đầu câu để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Nó giúp họ đánh giá được mức độ phù hợp của bạn đối với các nhiệm vụ trong công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể giảm chi tiết về các công việc cũ hoặc không liên quan đến vị trí hiện tại. Ví dụ như: việc làm thêm tại nhà, part-time, hoặc thực tập sinh…

Trình độ học vấn

Giống như phần kinh nghiệm của bạn, giáo dục của bạn nên được liệt kê theo trình tự từ hiện tại trở về quá khứ. Bao gồm tên của các tổ chức, thời gian học tập, tiếp theo là bằng cấp và điểm bạn đạt được.

Bạn có thể trình bày như sau:

● Tên tổ chức – Thời gian (từ – đến):

● Tên lớp:

● Bằng cấp/ Điểm số:

Phần bổ sung

Ngoài những thông tin phía trên bạn có thể liệt kê thêm các phần sau:

Kỹ năng: Tùy thuộc vào tính chất và nội dung công việc mà bạn đang ứng tuyển hãy liệt kê những kỹ năng liên quan. Bạn nên thêm vào từ 4 – 5 kỹ năng mà mình thành thạo nhất.

Sở thích: Tuy không phải là mục chính nhưng sở thích cá nhân cũng đóng một vai trò không nhỏ giúp bạn có được công việc mơ ước. Nhưng bạn cũng cần chú ý tránh liệt kê các sở thích không có giá trị vào CV, và những sở thích liên quan đến công việc thì sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn đấy.

Với những lời khuyên trên, chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp cho mình nhé!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần