Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam

Kinhtedothi - Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế. Vì vậy, người dân, những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vaccine Covid-19 nhắc lại để tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới.

Tại cuộc gặp mặt cung cấp thông tin y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức chiều 27/6, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, mặc dù số mắc và tử vong do Covid-19 trên toàn cầu có xu hướng giảm, tuy nhiên, ở một số khu vực dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các biến chủng mới. Hiện nay, nhiều quốc gia đã dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn các biện pháp phòng, chống dịch nên nguy cơ dịch quay trở lại là hoàn toàn có thể.

Trên thế giới, số mắc Covid-19 hiện tăng 8%, tử vong giảm 3%. Tuy nhiên, nhiều nước đang lo ngại bùng phát mới trong mùa hè. Trên thế giới, số ca mắc chưa ổn định có lúc tăng, lúc giảm, không đồng đều giữa các khu vực. Chẳng hạn tại khu vực châu Phi có sự gia tăng số mắc, tử vong; tại khu vực Tây Thái Bình Dương gia tăng ca tử vong.

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin tại buổi gặp mặt báo chí

“Trước đây lưu hành chủ yếu hai biến thể phụ của Omicron là BA.1, BA.2 thì đến nay một số nước ở khu vực châu Âu và Mỹ đã xuất hiện biến thể phụ BA.4, BA.5 và bắt đầu có sự gia tăng về số mắc” - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lưu ý. Đồng thời, ông Phan Trọng Lân cho hay, Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu nhận định, biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đã ghi nhận tại nhiều nước châu Âu và gia tăng tại một số nước trong những tuần gần đây, khuyến cáo các quốc gia cần duy trì biện pháp ứng phó như tiêm vaccine tăng cường, mũi nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, tăng cường hệ thống giám sát trọng điểm.

Theo Cục trưởng Phan Trọng Lân, hiện nay, thế giới vẫn đang tiếp tục đánh giá về tính lây lan của hai biến thể phụ mới BA.4, BA.5. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2. Về khả năng gây bệnh nặng, hiện chưa có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy có biểu hiện tăng nặng tại khu vực châu Phi. Dù vậy, để có bức tranh tổng thể cần thêm nghiên cứu tại châu Âu, Mỹ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, thế giới vẫn đang trong đại dịch. Đồng thời, cảnh báo biến chủng mới làm dịch bệnh phức tạp và gia tăng trở lại. Omicron hiện là biến phổ biến nhưng chưa phải là biến thể cuối cùng. Vì thế, các nước vẫn cần tiếp tục duy trì biện pháp ứng phó như: tiêm vaccine, giám sát trọng điểm…

“Tại Việt Nam, hiện, vẫn duy trì đà giảm số ca mắc mới, tỷ lệ chết/mắc rất thấp, lưu hành chủ yếu là biến thể BA.2 của Omicron có biểu hiện lâm sàng nhẹ. Số mắc ghi nhận chủ yếu ở phía Bắc, trong hai tháng qua là 107.000 ca, cao gấp 10 lần phía Nam, số mắc khu vực miền Trung cao gấp 2 lần khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các tỉnh đều ghi nhận xu thế giảm. Có được điều này một phần do chúng ta đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Chúng ta đã có những chiến dịch để bảo vệ người nguy cơ cao"- GS.TS Phan Trọng Lân chia sẻ.

Thời gian qua, hệ thống giám sát phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam đã liên tục phát huy việc giám sát và qua giải trình tự gen cho thấy, hiện đã có sự xâm nhập biến thể phụ BA.5 của Omicron vào nước ta. Biến thể này có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ (BA.1 và BA.2). Việc xâm nhập này là tất yếu vì các nước ở châu Âu, Mỹ cũng đã ghi nhận, với sự giao lưu đi lại như hiện này thì điều này là bình thường. Bộ Y tế tiếp tục giám sát để có điều chỉnh các biện pháp chống dịch an toàn, hiệu quả.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vaccine phòng Covid-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

04 Apr, 04:54 AM

Kinhtedothi - Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965 - 3/4/2025), tôn vinh chiến công huyền thoại của quân và dân Thanh Hoá, bảo vệ cây cầu huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định sức mạnh và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ