Kinhtedothi - Sau Tết Nguyên đán 2022, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng cao. Trước tình hình này, liên ngành Giáo dục - Y tế đã đồng ý trao quyền quyết định việc dạy và học cho nhà trường khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 là giáo viên, học sinh.
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho học sinh THPT ở tỉnh Bình Dương (Ảnh: Duy Chí)
Ngày 7/3, UBND tỉnh Bình Dương cho biết, theo báo cáo đánh giá cấp độ dịch mới nhất, tỉnh Bình Dương có 68/91 xã, phường, thị trấn thuộc cấp 1. Ngoài ra, có 21 xã, phường, thị trấn thuộc cấp 2 và 2 xã, thị trấn thuộc cấp 3. Số ca mắc Covid-19 trên địa bàn Bình Dương tăng trở lại trong thời gian khoảng 15 ngày nay.
Theo đó, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho hay, từ đầu năm 2022 đến nay, tỉnh Bình Dương đã có 10.938 ca mắc Covid-19. Trong đó, 7 ca là chuyên gia nhập cảnh và 10.931 ca nhiễm trong cộng đồng.
Trong số 10.931 ca mắc Covid-19 tại cộng đồng có 8.306 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế; 290 ca bệnh phát hiện trong khu cách ly; 551 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa; 1.784 ca phát hiện trong chợ, khu không phong tỏa.
Riêng số ca mắc Covid-19 trong lứa tuổi học sinh (từ 6 - 17 tuổi) tăng nhanh chỉ sau 2 tuần học tập trung. Cụ thể, tuần từ ngày 17 - 23/2/2022, có 482 ca nhiễm trong lứa tuổi học sinh. Từ ngày 24/3 đến 3/3/2022, F0 trong lứa tuổi học sinh đã tăng lên 1.779.
Tại Bình Dương, tỉ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 2 cho học sinh khối 7-9 đạt 98,2%; khối 10-12 đạt 98,9%.
Sau Tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả cấp học. Tỷ lệ học sinh đến lớp ở bậc mầm non là 81%, tiểu học 85%, THCS 92%, THPT 88% và GDTX là 94%. Qua khảo sát, có 94% phụ huynh đều đồng thuận cho học sinh học trực tiếp.
UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo ngành giáo dục căn cứ theo tình hình thực tế, nếu có tình huống bất thường thì các cơ sở giáo dục xin ý kiến Ban Chỉ đạo ở địa phương để đưa ra quyết định tiếp tục cho học trực tiếp hay trực tuyến theo quy định.
Trước tình hình trên, liên ngành Y tế - Giáo dục thống nhất trao quyền quyết định việc dạy và học cho các trường khi phát hiện có F0 dựa trên các văn bản hướng dẫn cụ thể từ trung ương đến tỉnh mà các trường đã được tập huấn, hướng dẫn.
Ông Phạm Anh Dũng - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Thường xuyên (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương) giải thích thêm, theo các văn bản hướng dẫn, các trường hợp F1 (tiếp xúc gần với F0) khi xét nghiệm âm tính vẫn được đi học bình thường. Hiệu trưởng các trường có quyền quyết định linh hoạt các hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến khi phát hiện F0 trong trường, trong lớp đã được hướng dẫn, tập huấn. Phụ huynh học sinh cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong quản lý, theo dõi sức khỏe và việc học tập của học sinh nhằm tránh tâm lý hoang mang, lo lắng.
Kinhtedothi – Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Sở GD&ĐT đã công bố cổng đăng ký dự tuyển trực tuyến vào lớp 10 năm học 2025 – 2026 của các trường THPT tư thục, THPT công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP.
Kinhtedothi - Trong 84 trường công lập và tự chủ tài chính, có gần 100% trường sử dụng phương thức xét tuyển học bạ để tuyển học sinh vào lớp 10 năm học 2025 – 2026.
Kinhtedothi - Tại hội thảo triển khai thực hiện khung năng lực số dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên diễn ra ngày 18/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định: phát triển năng lực số cho học sinh, giáo viên được xác định là hai trụ cột nền tảng.
Kinhtedothi - Để mở rộng và thắt chặt mối quan hệ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời mang đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã thúc đẩy hoạt động ký kết hợp tác với nhiều đơn vị.
Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được tổ chức cho các thí sinh học theo chương trình giáo dục cũ 2006 và các thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.