Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bình Dương làm tốt công tác giảm nghèo

Kinhtedothi - Theo thống kê, đến cuối năm 2023 toàn tỉnh Bình Dương còn 5.072 hộ nghèo. Chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh hiện nay quy định thu nhập ở khu vực nông thôn là 2,1 triệu đồng/người/tháng, cao hơn chuẩn Trung ương 1,4 lần.
Công tác chăm lo tinh thần, vật chất cho người nghèo, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn luôn được tỉnh Bình Dương chú trọng. 

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Bình Dương, trong năm 2023, Sở đã phối hợp tổ chức hơn 18 lớp tập huấn hướng dẫn chủ trương, chính sách giảm nghèo, nâng cao năng lực công tác giảm nghèo, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo với hơn 5.000 lượt người tham dự.

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Bình Dương còn 5.072 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,28%; 1.600 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,4%. Công tác giảm nghèo theo tiêu chí của tỉnh đã vượt chỉ tiêu.

Chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh Bình Dương hiện nay quy định thu nhập ở khu vực nông thôn là 2,1 triệu đồng/người/tháng, cao hơn chuẩn Trung ương 1,4 lần; khu vực thành thị là 2,6 triệu đồng/người/tháng, cao hơn chuẩn Trung ương 1,3 lần.

Ông Trịnh Đức Tài, Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Dương chia sẻ: "Để thực hiện giảm nghèo hiệu quả, công tác rà soát, tiếp cận hộ nghèo phải được thực hiện tốt rồi mới đến thực hiện hỗ trợ chính sách, vay vốn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Khi nắm rõ từng hoàn cảnh, sẽ biết người nghèo, hộ nghèo đang cần gì, thiếu gì để thoát nghèo, từ đó hỗ trợ cho đúng".

Được biết, trong năm 2023, Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương quan tâm chăm lo nhà ở cho hộ nghèo. Qua đó, đã xây dựng, sửa chữa 107 căn nhà đại đoàn kết với kinh phí 8,38 tỷ đồng (kinh phí vận động); tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay 43,1 tỷ đồng vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo luôn được các địa phương của tỉnh chú trọng.

Tại Bình Dương đang triển khai những mô hình mang lại hiệu quả như mô hình 5+1, tức 5 hội viên giúp 1 hội viên thoát nghèo bằng ngày công, cây, con giống và hỗ trợ tiền. Trong năm có 6 hộ hội viên thoát nghèo nhờ mô hình này.

Hay như mô hình “Dạy nghề gắn tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng” do Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo của tỉnh phối hợp Phòng LĐTB&XH các huyện, thị, thành phố thực hiện. Với mô hình này trong năm 2023 có 14 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tham gia học nghề. Tính từ năm 2018 đến nay đã có 71 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật tham gia học nghề theo mô hình này.

Năm 2024, Bình Dương tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu giảm nghèo của tỉnh; thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội... với mục tiêu đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều còn 1,2%.

Hiệu quả thiết thực trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Xuyên

Hiệu quả thiết thực trong xóa đói giảm nghèo ở huyện Phú Xuyên

Ba Vì tập trung xóa đói giảm nghèo tại các xã miền núi

Ba Vì tập trung xóa đói giảm nghèo tại các xã miền núi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sửa đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

Sửa đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

08 Apr, 10:34 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 1/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với quân đội Nhân dân, công an Nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

Sơn La: các chương trình mục tiêu quốc gia đã tác động tích cực đến người dân

04 Apr, 01:04 PM

Kinhtedothi - Để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi), tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và Nhân dân để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

Bốn biện pháp trọng tâm ngăn chặn dịch sởi

28 Mar, 07:31 PM

Kinhtedothi– Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cùng Đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ