Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu vùng

Kinhtedothi - Việt Nam đang hướng tới trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045, với thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000 USD. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu cho người lao động. Mới đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng là 9,2% và 8,3%.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/1/2026

Hiện nay mức lương tối thiểu không bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ khi giá cả liên tục tăng. Tại phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, nay là TP Cần Thơ) cho biết: Từ năm 2023 đến nay, giá điện nước được điều chỉnh 4 lần, tăng 17%, trong khi lương tối thiểu của người lao động chỉ tăng 1 lần, mức 6%, thực hiện từ 1/7 năm 2024 đến nay. Cử tri, đặc biệt là công nhân tại khu công nghiệp đang phải đối mặt với sức ép: giá điện, giá vàng tăng kéo theo giá lương thực, thực phẩm cũng tăng; tình trạng việc làm không ổn định, thu nhập giảm sút dẫn đến đời sống bấp bênh.

Điều chỉnh lương để bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Ảnh: Hải Linh

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Thái Thu Xương cũng nhấn mạnh, công nhân lao động là những người trực tiếp sản xuất, làm ra của cải vật chất cho xã hội nhưng phải sống trong các khu nhà trọ chật hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị sơ sài. Vì thế, bà Thái Thu Xương đề nghị Chính phủ cần khẩn trương xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025; có giải pháp kiểm soát lạm phát bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Theo tôi, từ nay đến 1/1/2026 nếu không có biến động lớn thì điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng khoảng 6 – 7% là phù hợp, mỗi bên (DN và người lao động) chấp nhận được. Từ đó giúp cho người lao động bảo đảm tiền lương thực tế, có một chút cải thiện cuộc sống. Còn phía DN tăng thêm chi phí để điều chỉnh tiền lương thì phải tiết kiệm các khoản khác để bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia Phạm Minh Huân

Để công nhân lao động cải thiện cuộc sống trong bối cảnh lạm phát, tại Phiên họp thứ nhất năm 2025 của Hội đồng Tiền lương quốc gia ngày 26/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu từ ngày 1/1/2026. Phương án 1, điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 320.000 đồng đến 450.000 đồng, bình quân tăng 9,2% so với năm 2024 – 2025. Phương án 2, điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 290.000 đồng đến 410.000 đồng, tăng bình quân 8,3% vo với năm 2024 – 2025.

Trao đổi về 2 phương án đề xuất điều chỉnh tăng lương tối thiểu năm 2026 là 9,2% và 8,3%, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Tạp chí Lao động – Công đoàn thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam Nhạc Phan Linh cho biết: “Chúng tôi đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu dựa trên tình hình bối cảnh nền kinh tế nói chung, mục tiêu phát triển kinh tế. Và căn cứ trên nghiên cứu, điều tra, khảo sát, nắm bắt thường xuyên của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045; mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 15.000 USD/người trở lên, trong khi hiện nay chỉ đạt 4.700 USD/người. Như vậy, mỗi năm thu nhập của người lao động phải tăng khoảng trên 400 USD, tính theo tỷ giá hiện nay khoảng 12 triệu đồng/người/năm. Đây là cơ sở để Hội đồng tiền lương quốc gia họp bàn, xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu với cách tiếp cận khác so với trước đây. Tất nhiên, việc đề xuất điều chỉnh tăng lương tối thiểu cũng dựa trên cơ sở xác định tiền lương tối thiểu, rổ hàng hóa, CPI, năng suất lao động...”.

Tăng lương tối thiểu 6,5 - 7% là phù hợp

Trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu 9,2% và 8,3% thì Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất điều chỉnh từ 3 - 5%. Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất mức tăng lương tối thiểu từ 6,5 - 7%. Phó Chủ tịch VCCI, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia Hoàng Quang Phòng cho rằng, đây là mức tăng vừa phải nhằm tăng cường tạo dư địa để DN có khả năng thích ứng, điều kiện để khen thưởng cho người lao động mẫn cán, đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị quyết 57 về tăng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo.

Chúng ta sẽ phải thương lượng để tìm ra 1 phương án tăng lương tối thiểu hợp lý để đôi bên (DN và người lao động) cảm thấy hài hòa, là quan điểm của nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH (nay là Bộ Nội vụ) Phạm Minh Huân. Ông Phạm Minh Huân cho rằng, điều quan trọng nhất là sau đó, người lao động cảm thấy việc tăng lương thỏa đáng và cuộc sống của họ được cải thiện; về phía DN khi tăng chi phí vẫn bảo đảm tiếp tục sản xuất, kinh doanh một cách bình thường.

Trao đổi về câu chuyện tăng lương tối thiểu, ông Lê Đình Quảng là chuyên gia về lao động công đoàn cho rằng, Hội đồng tiền lương quốc gia để mốc tăng lương từ 1/1/2026 là quay lại thông lệ trước đây nhiều lần điều chỉnh từ ngày 1/1 hàng năm. Thời gian điều chỉnh thế này cũng bảo đảm theo quy định cũng như tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư. Về điều chỉnh lương tối thiểu, đến bây giờ vẫn bao gồm 7 yếu tố như: tương quan giữa mức lương tối thiểu với tiền lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng; tốc độ tăng trưởng kinh tế; năng suất lao động; khả năng chi trả của DN...

Chúng ta đang thực hiện công cuộc cải cách hết sức mạnh mẽ, với chính quyền 2 cấp. Để thực hiện Kỷ nguyên vươn mình của đất nước thì chắc chắn chúng ta đề ra tốc độ tăng trưởng kinh tế với những con số rất kỳ vọng và tiền lương tối thiểu phải tăng mức tương xứng và đồng bộ. Đây cũng là thông điệp để nói rằng, đất nước vươn mình phát tiển thì đời sống của người lao động cần được cải thiện.

Ông Lê Đình Quảng kỳ vọng, lương tối thiểu vùng tăng từ 1/1/2026 với mức đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam là phù hợp với công cuộc cải cách, nâng cao năng suất lao động. Nhưng về phía DN cũng gặp những khó khăn trong tình hình hiện nay thì tăng lương tối thiểu năm 2026 cũng phải cao hơn mức 6,5 – 7% mà Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia đã đề xuất để đời sống của công nhân lao động được cải thiện và sẽ có năng suất lao động tốt hơn.

Trước lo ngại tới đây các DN sẽ gặp khó khăn khi Mỹ áp dụng thuế đối ứng, các chuyên gia đồng tình cho rằng, những công ty xuất khẩu trực tiếp mặt hàng dệt may, chế biến chắn chắn bị ảnh hưởng. Nhưng tổng thể sẽ tạo ra động lực cho các DN trong nước phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về khoa học công nghệ, quản trị, tiết kiệm chi phí để tăng năng suất lao động, cạnh tranh. Trong bối cảnh này, cả DN và người lao động đều phải cố gắng. Và việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cũng tạo ra động lực cho người lao động có ý thức làm việc với năng suất, chất lượng cao hơn.

Trích dẫn
Trích dẫn 2

Kết quả khảo sát do Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 3 – 4 năm 2025 với gần 3.000 người lao động tại 10 tỉnh, TP cho thấy: Có 54,9% người lao động cho biết tiền lương, thu nhập của họ vừa đủ chi tiêu cơ bản của gia đình; 26,3% phải tằn tiện, chi tiêu kham khổ; 7,9% không đủ sống, phải làm thêm các công việc khác để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến 12,5% người lao động thường xuyên (hàng tháng) phải vay mượn tiền để ổn định cuộc sống; 29,9% người lao động thỉnh thoảng (3 - 4 tháng/lần) phải vay mượn tiền. Chỉ có 55,5% người lao động có đủ điều kiện ăn thịt, cá trong tất cả các bữa ăn chính. Hơn 53,5% người lao động cho biết tiền lương chỉ đáp ứng một phần (trên 50%) nhu cầu chi cho giáo dục con cái.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ năm 2025

Cách tính tiền lương làm thêm giờ năm 2025

Người lao động được tạm ứng tiền lương khi nghỉ phép

Người lao động được tạm ứng tiền lương khi nghỉ phép

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gia tăng số người được hưởng lương hưu

Gia tăng số người được hưởng lương hưu

01 Jul, 09:32 AM

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.

Tái chế vỏ bắp thành những sản phẩm hữu ích 

Tái chế vỏ bắp thành những sản phẩm hữu ích 

29 Jun, 02:29 PM

Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ