80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Công an vào cuộc điều tra vụ buôn bán tiền giả trên facebook

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị ngày 25/1 có bài: “Cảnh báo nạn tiền giả” phản ánh tình trạng buôn bán tiền giả qua mạng xã hội (facebook, fanpage…) gia tăng trong dịp cận Tết.
Liên quan đến vấn nạn này, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), Bộ Công an) đã vào cuộc điều tra.
Như trước đó, Báo phản ánh, trên mạng xã hội facebook xuất hiện thông tin đổi tiền polymer giả với mệnh giá 100.000 đồng, 200.000 đồng và 500.000 đồng lấy tiền thật. Hoạt động buôn bán, trao đổi này diễn ra một cách công khai trên trang facebook cá nhân (hoặc nhóm) và có khá đông người theo dõi. Tại tài khoản mang tên K.V được cập nhật: “Nhân dịp năm mới 2016, mình xin ưu đãi lớn cho mọi người mua tiền của mình với giá cực tốt. Mua 500.000 đồng được 3,5 triệu đồng". Ở tài khoản facebook cá nhân có tên “B.N” cập nhật: “Bên mình cho đổi 1 triệu tiền thật lấy 5 triệu tiền giả. Tiền giả giống tiền thật 98% làm từ polymer, có hình chìm, chỉ khác chỗ là các tờ tiền giả cùng mệnh giá có số sêri giống nhau. Nếu xài 1 tờ thì chắc chắn không phát hiện, đổ xăng, đi chợ, mua hàng tạp hóa đều ok hết…”.

Liên quan đến hoạt động buôn bán, trao đổi tiền giả, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - Cục trưởng C50 cho biết: Ngay khi nắm bắt được thông tin, C50 đã phối hợp với các đơn vị liên quan vào cuộc điều tra và phát hiện một số đối tượng lừa đảo. Bằng biện pháp nghiệp vụ, cảnh sát phát hiện ra một số đối tượng trên và giao cho công an địa phương xử lý. Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận toàn bộ hành vi của mình là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. “Đây là hình thức lừa đảo để người ta chuyển tiền rồi chiếm đoạt luôn chứ không phải đổi tiền giả. Cơ quan điều tra xác định, số tiền người dân bị lừa lên đến vài trăm triệu đồng” - Thiếu tướng Hóa khẳng định.

Theo khuyến cáo của đại diện Ngân hàng Nhà nước, người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền mỗi khi giao dịch tiền mặt để tránh rủi ro nhận phải tiền giả. Người dân có thể tự mình kiểm tra một tờ bạc là tiền thật hay tiền giả bằng cách sau: Soi tờ bạc trước nguồn sáng (kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình định vị); vuốt nhẹ tờ bạc (kiểm tra các yếu tố in lõm); chao nghiêng tờ bạc (kiểm tra mực đổi màu, hình ẩn nổi…); kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn); dùng kính lúp, đèn cực tím (kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các yếu tố phát quang). Sau khi kiểm tra các yếu tố bảo an, cần có tối thiểu 3 - 4 yếu tố thì mới có thể khẳng định tờ bạc là tiền thật hay tiền giả.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ