Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT công bố “cẩm nang” quy đổi điểm tương đương

Kinhtedothi – Bộ GD&ĐT vừa công bố nguyên tắc, khung, công thức quy đổi điểm tương đương để các cơ sở đào tạo áp dụng trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn cách thức, nguyên tắc quy đổi điểm tương đương.

Tránh các công thức phức tạp

Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo khi xây dựng quy tắc quy đổi tương đương cần tuân thủ 4 nguyên tắc về: tính tương đương; yêu cầu đầu vào thực chất; công bằng, minh bạch, công khai, thống nhất; đơn giản, dễ hiểu.

Cụ thể, quy tắc quy đổi phải bảo đảm điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển của một mã xét tuyển tương đương về mức độ đáp ứng yêu cầu đầu vào của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo tương ứng.

Cùng với đó, quy tắc quy đổi tương đương phải gắn với yêu cầu cụ thể của ngành/chương trình đào tạo. Các tiêu chí chính dùng để xét tuyển trong mỗi phương thức phải tập trung đánh giá kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà ngành học yêu cầu.

Quy tắc này phải được xây dựng một cách khách quan; được công bố trong thông tin tuyển sinh và đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo quy định, áp dụng thống nhất cho tất cả thí sinh dự tuyển vào cùng một ngành/chương trình đào tạo; bảo đảm tất cả thí sinh được xét chọn bình đẳng dựa trên điểm trúng tuyển tương đương, không phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

Mặt khác, quy tắc phải được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn; cơ sở đào tạo có trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về các căn cứ này; được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu để thí sinh, xã hội có thể nắm bắt và giám sát, tránh các công thức phức tạp hoặc không rõ cách tính dẫn đến hiểu lầm.

Khung quy đổi

Khung quy đổi đưa ra các khoảng điểm của các bài thi riêng (APT, HSA, TSA..) và khoảng điểm các tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT phù hợp theo phương pháp bách phân vị trên cơ sở phân tích kết quả thi của những thí sinh có cả điểm bài thi riêng và điểm tổ hợp môn thi tốt nghiệp tương ứng của năm 2025. Các khoảng điểm được xếp tương ứng với tốp 0,5%, 1%, 3%, 5%, 10%...

Khung quy đổi điểm trúng tuyển theo các bài thi riêng về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT.

Các cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi độc lập phải xác định những tổ hợp môn thi tốt nghiệp phù hợp với đặc điểm của bài thi riêng do cơ sở đào tạo tổ chức và khuyến cáo các cơ sở đào tạo khác có thể sử dụng, trong đó làm rõ tổ hợp nào phù hợp nhất.

Các cơ sở cần công bố bách phân vị của kết quả bài thi riêng năm 2025 (X0, X1... trong bảng trên) trước ngày 31/5/2025 và chậm nhất 30/6/2025 đối với các bài thi có kết quả công bố sau 31/5/2025.

Các cơ sở phối hợp với Bộ để phân tích kết quả thi tốt nghiệp THPT của các thí sinh đã có kết quả bài thi riêng, trên cơ sở đó công bố các khoảng điểm của các tổ hợp môn thi phù hợp (A0, A1..., B0, B1... trong bảng), chậm nhất 3 ngày sau khi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Trên cơ sở các số liệu này, điểm trúng tuyển và ngưỡng đầu vào của từng ngành, nhóm ngành cụ thể sẽ được quy đổi tuyến tính trong từng khoảng điểm. Ví dụ, điểm trúng tuyển theo tổ hợp A00 (T_A00) nằm trong khoảng A2 - A3 sẽ được quy đổi tương đương sang điểm trúng tuyển theo điểm thi HSA (T_HSA) theo công thức: T_HSA = HSA3 + (T_A00 – A3) × (HSA2 – HSA3) / (A2 – A3).

Về khung quy đổi giữa các tổ hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT: hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung duy trì hình thức nhập điểm chênh giữa tổ hợp xét tuyển gốc và các tổ hợp xét tuyển khác cho một ngành của các cơ sở đào tạo như các năm trước. Việc xác định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp thông dụng sẽ dựa trên đối sánh phổ điểm do Bộ GD&ĐT công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo từng khoảng điểm trúng tuyển.

Về khung quy đổi điểm trúng tuyển từ kết quả học tập THPT (điểm học bạ): điểm học bạ ở THPT không phản ánh kết quả đánh giá trên một thang đánh giá thống nhất toàn quốc, vì vậy việc xây dựng một khung quy đổi chung không có ý nghĩa. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ công bố các số liệu thống kê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình các môn học ở THPT, trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo xác định quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển, ngưỡng đầu vào.

Hướng dẫn quy đổi

Căn cứ các nguyên tắc và khung quy đổi nêu trên, các cơ sở đào tạo xây dựng các bảng quy đổi và công thức quy đổi cho từng chương trình, ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo.

Các cơ sở lựa chọn các bài thi, tổ hợp môn thi phù hợp với các phương thức xét tuyển của chương trình, ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo. Đối với mỗi bài thi riêng được sử dụng, cần lập một bảng riêng. Mỗi bảng quy đổi chỉ nên dùng 1 tổ hợp môn phù hợp nhất (quy đổi các tổ hợp khác dựa trên chênh lệch điểm).

Cơ sở đào tạo có thể chia các khoảng điểm chi tiết hơn, hoặc điều chỉnh các khoảng điểm trong khung quy đổi ở Bảng 1 cho phù hợp với yêu cầu của từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Việc xây dựng các bảng quy đổi và công thức cho điểm trúng tuyển theo các bài thi không do các cơ sở đào tạo trong nước tổ chức (ví dụ SAT, ACT...) cần theo phương pháp phù hợp, khuyến cáo sử dụng phương pháp bách phân vị.

Bộ GD&ĐT đưa ra một số căn cứ cụ thể để các cơ sở đào tạo thực hiện, gồm: phân tích các dữ liệu thống kê (dữ liệu tuyển sinh các năm trước, kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển từ các phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển khác nhau, phổ điểm các kỳ thi...); xem xét bản chất, độ khó, thang điểm, phổ điểm và đặc điểm nhóm thí sinh của từng phương thức xét tuyển, kết quả điểm kỳ thi, tổ hợp xét tuyển khi xây dựng bảng quy đổi, công thức quy đổi.

Nhiều "hiện tượng lạ" trong tuyển sinh đại học 2025

Nhiều "hiện tượng lạ" trong tuyển sinh đại học 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng: ngành Giáo dục đề cao trách nhiệm trong tổ chức các kỳ thi

Hải Phòng: ngành Giáo dục đề cao trách nhiệm trong tổ chức các kỳ thi

20 May, 10:50 AM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa có công điện chỉ đạo các sở, ban, ngành cùng các cơ quan triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT năm học 2025-2026 và công tác tuyển sinh đầu cấp trên địa bàn.

Quy trình xét tuyển đại học 2025

Quy trình xét tuyển đại học 2025

20 May, 07:01 AM

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 với chi tiết từng bước trong quy trình xét tuyển đại học 2025.

Phù hợp xu thế giáo dục hiện đại

Phù hợp xu thế giáo dục hiện đại

20 May, 06:10 AM

Kinhtedothi - Đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS của Bộ GD&ĐT trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang nhận được sự quan tâm, đồng tình từ phía dư luận xã hội. Đây được đánh giá là một bước tiến theo hướng phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục - điều mà ngành giáo dục đã nhấn mạnh trong nhiều năm qua.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ