Bộ GD&ĐT đề xuất mức trần học phí từ năm học 2025 - 2026
Kinhtedothi – Bộ GD&ĐT vừa lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập và giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nghị định được xây dựng nhằm thay thế cho Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP.

Bộ GD&ĐT đề xuất học phí mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, đại học, giáo dục thường xuyên tử năm học 2025 - 2026.
Tại dự thảo, Bộ GD&ĐT đề xuất học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, phổ thông công lập sẽ giữ khung học phí (mức sàn - trần) của năm học 2025 - 2026 như sau:

Từ năm học 2026 - 2027 đến năm học 2035-2036, mức trần học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm nhưng không quá 7,5%/năm.
Từ năm học 2036 - 2037 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Với giáo dục nghề nghiệp, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025-2026 trở đi như sau: Năm học 2025 - 2026 và năm học 2026 - 2027:


Từ năm học 2027 - 2028 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với khả năng chi trả của người dân, điều kiện kinh tế xã hội nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025-2026 trở đi như sau: Năm học 2025 - 2026 và năm học 2026 - 2027:


Từ năm học 2027-2028 trở đi, mức trần học phí được điều chỉnh phù hợp với khả năng chi trả của người dân, điều kiện kinh tế xã hội nhưng tối đa không vượt quá tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm xác định mức học phí so với cùng kỳ năm trước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nêu trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Tại dự thảo, Bộ cũng đề xuất cơ chế thu, quản lý và sử dụng học phí; chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí và chi phí học tập; quy trình, thủ tục, phương thức chi trả học phí.
Bạn đọc xem cụ thể nội dung dự thảo TẠI ĐÂY:
Tệp đính kèm

Học 2 buổi/ngày với mức học phí thấp nhất, THPT Hà Đông tiếp tục tuyển sinh lớp 10
Kinhtedothi – Trường THPT Hà Đông – ngôi trường chất lượng cao, mức thu học phí thấp nhất khối tư thục Hà Nội với nhiều chính sách ưu đãi vượt trội, tiếp tục tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng
Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội
Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.